Thay đổi công việc: Đi hay ở?

Lượt xem: 1,088
Thời gian gần đây, bạn không mấy hài lòng với môi trường làm việc của mình. Điều ấy khiến bạn nhem nhúm ý định tìm một con đường mới…

 Càng ngày, cơ hội việc làm càng được mở rộng. Những người trẻ tuổi đã bớt đi nỗi lo . Giờ đây, họ hướng đến những mục tiêu cao hơn. Đấy là một công việc với mức lương cao, điều kiện làm việc chuyên nghiệp, môi trường thoải mái…
 
 Chính bởi lý do đó, khi gặp một vấn đề không hài lòng trong công việc, bạn thường loé lên suy nghĩ: Tôi nên tiếp tục làm việc hay nên đi?
 Vậy, trong trường hợp nào bạn nên kiền trì theo đổi công việc của mình, khi nào nên kiến quyết ra đi?

 Năm lý do để bạn tiếp tục theo đuổi công việc:
  1. Không khí làm việc thoải mái, dễ chịu chính là một trong những yếu tố “giữ chân” bạn. Bạn có thể cười tươi với các đồng nghiệp mỗi ngày, không ai chơi xấu ai, mọi người đều thân thiện, hoà đồng và vui vẻ. Khi ấy, dù sếp quá khắt khe, bạn vẫn không nên ra đi.
  2. Đôi khi, bạn phải chấp nhận những “hạt sạn” nhỏ trong môi trường làm việc để đổi lấy cơ hội nâng cao kiến thức, tay nghề.
  3. Một lý do nữa để bạn ở lại là chế độ ưu đãi mà công ty dành cho nhân viên. Bạn có bảo hiểm, được nhận phụ cấp khi làm thêm ngoài , có thưởng cuối năm, điều kiện làm việc an toàn, được bảo vệ quyền lợi… Thế thì, dù mức lương không cao lắm, bạn cũng nên suy nghĩ kỹ trước khi liều mình “nhảy” sang nơi khác.
  4. Thời gian làm việc phù hợp linh động và phù hợp cũng là một yếu tố rất quan trọng, nhất là đối với các phụ nữ có con nhỏ. Chẳng phải công ty hay trưởng phòng nào cũng cho phép bạn thu vén thời gian đi đón con lúc 4 giờ chiều. Vì thế, nếu may mắn gặp một công ty và sếp biết thông cảm như thế, bạn nên gắn bó lâu dài.
  5. Yếu tố cuối cùng là tính hấp dẫn trong công việc. Với những người trẻ tuổi, tràn đầy nhiệt huyết, đây là lý do chính để họ quyết định trụ lại.
  6. Sức hút của công việc cùng những thử thách mới mẻ khiến họ sẵn sàng chấp nhận mọi rắc rối. 
  Năm hoàn cảnh để bạn suy nghĩ lại hoặc đầu quân nơi khác.
 Trong trường hợp nào điều kiện thuận lợi mức lương cao đều không giữ được chân bạn?  
1.     Nếu sếp không bao giờ lắng nghe ý kiến của bạn, bác bỏ mọi đề xuất, đồng nghiệp không tin tưởng… nên tìm nơi nào tôn trọng và đánh giá bạn cao hơn.
2.      Khi công việc ảnh hưởng tới sức khoẻ, dù lương cao, bạn cũng cần suy nghĩ lại.  
3.      Bên cạnh đó, nếu bạn không có phụ cấp hay chế độ nghỉ bù khi tăng ca, làm việc trong ngày nghỉ… đừng nên tiếp tục chịu đựng. 
4.  Tính thử thách và không an toàn là hai điều hoàn toàn khác nhau trong công việc. Nếu phải đối mặt với những hiểm nguy do công việc , có lẽ bạn cần sự lựa chọn khác.  
5.  Ở công ty bạn, thăng tiến là một khái niệm xa vời. Nếu bạn biết mình không có cơ hội nhận một thành quả gì, đừng cống hiến nữa.  

 Đi hay ở, điều đó cần tuỳ hoàn cảnh và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Bạn hãy cẩn trọng cân nhắc thiệt hơn để tìm ra lối đi cho mình.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay