Thể hiện giá trị công việc trong buổi phỏng vấn

Lượt xem: 13,900

Trong cuộc phỏng vấn xin việc, nếu bạn hiểu rõ giá trị của công ty và giá trị công việc của mình, hãy thể hiện nó cho nhà tuyển dụng. Điều đó sẽ giúp bạn "ghi điểm" bên cạnh các yếu tố cần thiết khác như kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn...

Ngày nay, các nhân viên ít quan tâm đến giá trị công việc của mình. Nếu là nhân viên kinh doanh, bạn sẽ nghe họ bàn đến tiền hoa hồng và chỉ tiêu trong tháng. Nếu là nhân viên quảng cáo, bạn sẽ nghe họ nói đến lượng khách hàng, các chương trình quảng cáo được phát trên truyền hình hoặc báo in trong thời gian gần đây... Theo tâm lý chung, đó mới là những chuyện “đáng kể” và dễ chứng minh thành quả của họ.

Tuy nhiên, với các doanh nghiệp, giá trị và chất lượng dịch vụ mới chính là tiêu chí hàng đầu để duy trì, quảng bá và phát triển thương hiệu. Chứng minh được giá trị và chất lượng dịch vụ càng tốt bao nhiêu, doanh nghiệp càng “đắt khách” và có uy tín bấy nhiêu.

Để phát triển thị trường và tăng lượng phát hành, một tòa soạn tổ chức thi tuyển phóng viên. Trong buổi phỏng vấn, vị trưởng ban hỏi: “Vì sao anh chọn công việc này?”.

Ứng viên thứ nhất nói: “Tôi có khả năng viết lách, rất nhạy cảm với “hơi thở” của xã hội. Tôi có sức khỏe tốt lại thích đi đây đó để khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh”.

Ứng viên thứ hai nói: “Tôi biết công việc của mình có ý nghĩa rất quan trọng đối với độc giả và xã hội. Công việc của tôi chính là phản ánh xã hội dưới góc nhìn trung thực; sẵn sàng đem ra ánh sáng những tiêu cực, đề cao gương người tốt, từ đó góp phần làm đẹp xã hội giàu mạnh và trong sạch hơn”.

Một công ty dịch vụ chuyển phát nhanh tuyển nhân sự ở vị trí chuyển phát hàng hóa. Với câu hỏi: “Chiếc xe của chúng ta đã khởi động, thư từ và hàng hóa đã chất đầy. Anh sẽ làm gì với chúng đây?”, nhà tuyển dụng nhận được hai câu trả lời.

Ứng viên thứ nhất: “Tôi sẽ thực thi trách nhiệm của mình: giao hàng đúng thời gian và đảm bảo chất lượng hàng hóa”.

Ứng viên thứ hai: “Công việc của tôi có ý nghĩa rất quan trọng cho cả người nhận lẫn người gửi. Hơn hết, tôi vinh dự được làm cầu nối giúp mọi người truyền tải niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau”.

Trong cả hai tình huống trên, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên thứ hai cao hơn bởi người này có góc nhìn sâu hơn về giá trị, trách nhiệm công việc của mình nói riêng cũng như giá trị dịch vụ của tòa soạn và của công ty nói chung.

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay