Thêm một kinh nghiệm viết thư xin việc

Lượt xem: 15,724

Một khi bạn đã quyết định thay đổi nghề nghiệp của mình, tất nhiên đó là đặc quyền của bạn và không ai có thể ngăn cản được. Tuy nhiên, có thể điều này sẽ đem đến sự bất ngờ cho sếp của bạn và bạn sẽ phải giải thích cho họ thế nào về lý do của sự ra đi này? Và, để nói điều này thật không dễ dàng với bạn chút nào nhất là khi bạn đã có thời gian gắn bó với nơi đây khá lâu.

Nhưng, dù sao thì bạn cũng đã quyết định ra đi. Vậy hãy chuẩn bị cho mình một tâm thế để chờ đón một cuộc phỏng vấn cho một công việc mới. Hãy tham khảo những kinh nghiệm sau, chúng sẽ góp phần giúp bạn có được công việc như mình mong muốn.

1. Hãy viết càng ngắn gọn càng tốt những bằng cấp và kỹ năng mà bạn có được trong đơn xin việc. Hầu hết mọi người sẽ tập trung vào những kỹ năng của họ và coi đó như là lý do tốt nhất để thay đổi công việc. Tuy nhiên, những năng lực của bạn có thể cũng là một điểm then chốt để quyết định chọn (hoặc thay đổi) nghề nghiệp cho mình. Chẳng hạn như bạn là một thư ký văn phòng, một trợ lý tuyệt vời như mọi người thường nói thì những kỹ năng gần như bắt buộc phải có là sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng, tính cẩn thận cũng như sự tỉ mỉ, …

2. Xác định rõ ràng các mục tiêu sự nghiệp của bạn, chẳng hạn như mục tiêu của bạn là trong vòng 2 năm sẽ trở thành một giám đốc, hoặc trở thành một huấn luyện viên giỏi trong thời gian gần nhất. Đồng thời, đặt ra những kế hoạch cụ thể để thực hiện những mục tiêu ấy. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng những mục tiêu được đặt ra phải thực tế, tức là chúng phải phù hợp với khả năng của bạn, tránh những mục tiêu quá xa vời, chúng sẽ khiến bạn hụt hơi nếu không làm cho bạn rơi vào bế tắt.

3. Hãy làm nổi bật những kinh nghiệm trước đây của mình (từ những công việc bán thời gian thuở còn là sinh viên đến công việc gần đây nhất của bạn). Khi bạn đã có những kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bạn sẽ có được những trải nghiệm thực tế rất hữu ích, chúng sẽ giúp bạn “lên điểm” trong mắt nhà tuyển dụng, bạn sẽ dễ dàng tìm được công việc như mong muốn của mình. Điều này có nghĩa là bạn sẽ dễ dàng thay đổi nghề nghiệp cho mình nếu muốn.

Bạn nên tạo được sự tin cậy không chỉ cho người đối diện (nhất là với nhà tuyển dụng) mà còn cho cả chính mình. Dù bạn đang tìm cho mình công việc đầu tiên hay tìm một công việc khác thay thế cho công việc hiện tại thì sự tự tin sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được mục đích cho mình.

Nhấn mạnh những kỹ năng của mình trong thư xin việc sẽ tạo được hiệu quả cao hơn trong bạn lý lịch làm việc. Vì đây là “cửa” đầu tiên để bạn lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng. Hãy trình bày một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ với ông chủ tương lai những kỹ năng, kinh nghiệm nổi bật nhất của bạn trong suốt quá trình làm việc. Đồng thời, giải thích tại sao bạn muốn là công việc này và nếu được chọn, bạn sẽ đem đến cho công ty những giá trị gì.

Một điều nữa bạn cũng nên chú ý là hãy nhấn mạnh những kỹ năng phù hợp với các yêu cầu mà công việc bạn đang muốn làm đặt ra. Nhưng hãy đưa vào một cách có chọn lọc chứ không nên tham lam nhét tất cả những kỹ năng ấy vào trong một lá thư xin việc, dù cho bạn có rất nhiều thứ muốn khoe với nhà tuyển dụng. Bởi vì, các nhà tuyển dụng thích tuyển một ứng viên phù hợp với công việc, chứ không phải là một ứng viên “toàn năng” – cái gì cũng biết.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay