Thích nghi với sếp mới

Lượt xem: 34,612

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Việc Làm Thế Giới Di Động Com

VCCorp Tuyển Dụng

Jollibee Tuyển Dụng

Thay đổi bao giờ cũng làm người ra lo lắng, nhất là những thay đổi trong công việc. Khi sếp mới đến thì ai cũng phải thích nghi với phong cách làm việc mới, phong cách quản lý mới. Kể cả khi bạn nghe được rất nhiều điều tốt đẹp về sếp đi nữa thì vẫn có những e dè nhất định. Liệu mình có thể thiết lập quan hệ tốt với sếp được không? Sếp mong đợi gì ở mình? Liệu tác phong làm việc của sếp mới có khác sếp cũ nhiều không?

Trong khi bạn đang có sự thay đổi để thích nghi với tình hình mới thì thái độ và cách đón nhận của bạn sẽ quyết định liệu quan hệ của bạn với sếp mới có "xuôi chèo mát mái" hay không.

Dưới đây là những bước đi đầu tiên của bạn tiến về phía sếp:

* Hãy chủ động. Hãy sắp xếp cuộc gặp riêng với sếp để 2 người có thể làm quen với nhau. Dành thời gian trao đổi về công việc của bạn, về những kỳ vọng của sếp và tìm hiểu xem liệu mình có thể làm được gì trong những việc mà sếp ưu tiên hàng đầu.

* Là nguồn tin của sếp. Hãy chia sẻ thông tin với sếp, giúp sếp làm quen với công ty nhanh hơn. Ví dụ như giới thiệu tên của các nhân viên trong công ty chẳng hạn.

Nhiều người rất miễn cưỡng khi tiếp xúc với sếp mới sau những lời đồn đại hoặc lời cảnh báo. Trong một nghiên cứu, tới 40% những người làm công tác quản trị đồng ý rằng đó là chuyện bình thường khi họ được giao phụ trách những lĩnh vực mà họ ít kinh nghiệm. Cho nên bạn có thể cố vấn cho sếp những ý kiến chuyên môn hữu ích của mình.

* Không kể chuyện cũ. Trừ khi được hỏi, bạn không nên bép xép những chuyện trước đây sếp cũ làm thế này, sếp cũ làm thế nọ. Biết đâu sếp mới cũng có những ý tưởng hoàn toàn mới mẻ và lại tốt cho tất cả mọi người thì sao?

* Chú ý đến sở thích của sếp. Liệu sếp thích bạn ghé qua văn phòng để trao đổi công việc hay thích gửi email hơn? Liệu sếp thích bạn báo cáo liên tục về tiến độ công việc của bạn hay để bạn tự quản? Hãy thích nghi, biết đâu bạn và sếp lại hợp tác ăn ý.

* Hãy rộng lượng. Đừng quên sếp cũng là người bình thường, như bất cứ ai mới tiếp nhận vị trí công tác mới. Sếp cũng cần thời gian để thích nghi và làm quen với công việc và công ty. Nếu công việc không trôi chảy như bạn nghĩ thì cũng đừng phàn nàn hay chỉ trích vội, hãy bình tĩnh và giữ thái độ tích cực.

Làm việc với sếp mới tuy mang lại cảm giác hơi lo lắng nhưng nó hứa hẹn về những thay đổi tích cực cho bạn. Hãy là một nhân viên cởi mở, trung thực và nhiệt tình. Sếp mới sẽ đánh giá cao bạn về điều đó. 

 

 

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay