Thiếu lòng tự tin
Lượt xem: 15,887
Có người gọi nhân viên bán hàng là ''chiến sĩ cô độc'', bởi nhân viên bán hàng phải thay mặt công ty một mình đi khắp nơi để bán sản phẩm của công ty. Như vậy lòng tự tin của nhân viên bán hàng này sẽ trực tiếp quyết định thành bại của việc bán hàng.
Rất nhiều nhân viên bán hàng thành công đều rất tự tin, họ coi công việc bán hàng là sự nghiệp của người mạnh, cho rằng mình sẽ thành công trong công việc bán hàng; họ coi hàng hoá trong tay mình là viên ngọc chưa mài dùa, tin rằng qua khả năng bán hàng khéo léo của họ sẽ làm cho sản phẩm trở lên sáng chói;
Khi họ nghe người khác nói đến công ty và sản phẩm của mình thì mắt họ sáng lên niềm tự hào vô cùng... tuy nhiên có một số nhân viên bán hàng lại ngược lại: “tôi không phải là nhân viên bán hàng”, “sản phẩm của chúng ta chẳng có ai cần''... những nhân viên bán hàng như vậy quá khiêm tốn ở những nơi không nên khiêm tốn. Không có lòng tự tin, điều này cũng khiến cho tỉ lệ thành công của nhân viên bán hàng giảm xuống rất nhiều: Sự thiếu tự tin của nhân viên bán hàng biểu hiện ở những phương diện sau:
1. Không tự tin đối với bản thân mình
Rất nhiều nhân viên bán hàng đều tồn tại một vấn đề là: không tự tin với chính mình, trong lòng luôn có sự tự ti. Trên thực tế, bán hàng là một công việc rất dễ tạo ra lòng tự ti. Rất nhiều nhân viên bán hàng đều mang trong lòng cảm giác tự ti. Họ luôn nhìn nhận và đánh giá sự việc bằng một quan niệm ''không thể''. Đối với những khó khăn họ luôn nói ''không thể'', ''không làm được''. Chính những quan niệm hạn hẹp này đã khiến cho họ rơi vào cái vòng luẩn quẩn.
Từ đó có thể thấy, cảm giác tự ti là hòn đá níu giữ bước chân những nhân viên bán hàng, sự tự ti khiến cho nhân viên bán hàng lẩn tránh những khó khăn và trở ngại, không thể phát huy năng lực của mình. Thực ra rất nhiều cảm giác tự ti rất vô lý. Ví dụ có nhân viên bán hàng cho rằng ngoại hình của mình kém, không phù hợp với công việc kinh doanh, đó là đã sai lại càng sai, bởi nếu cố gắng nỗ lực thì ai cũng có thể trở thành nhân viên kinh doanh đủ tiêu chuẩn nhất.
Trong mắt rất nhiều người Hara Ippei nhân viên kinh doanh nổi tiếng tại Nhật Bản là người hoàn toàn không thích hợp để làm nhân viên kinh doanh, bởi chiều cao của anh ta quá thấp, chỉ cao có 1,45m. Khi anh ta bắt đầu làm công việc bán hàng đã có người ném vào mặt anh ta một câu rằng: ''Hara Ippei à, anh không thích hợp làm việc này đâu.'' Nhưng Hara Ippei vẫn giữ vững niềm tin của mình, cuối cùng anh ta đã giành được thành công xuất chúng trong sự nghiệp.
Vì thế điều kiện cần và đủ của một nhân viên bán hàng là lòng tự tin. Tâm lý tự ti là điều kỵ nhất đối với nhân viên bán hàng. Nếu một nhân viên bán hàng cũng không tin vào năng lực của mình thì làm sao có thể khiến cho khách hàng có lòng tin đối với mình và sản phẩm mà bạn bán đây?
Tuy lòng tự ti nảy sinh có liên quan đến việc thiếu rèn luyện, nhưng thói quen tâm lý không thoải mái là nguyên nhân quan trọng nhất. Nhân viên bán hàng phải khắc phục cảm giác tự ti, phải nhìn ra được ưu điểm, sở trường của mình sẽ có thể tạo thành vòng tuần hoàn tốt trong tâm lý, từ đó có thể dần dần phát triển và khiến mình tự tin hơn với chính bản thân mình.
Cho dù là tìm ra khuyết điểm của mình cũng phải nhìn bằng một thái độ và tâm lý tích cực, mục đích tìm ra khuyết điểm là để sửa chữa thay đổi nó chứ không phải là co lại và tự nhấn chìm mình một cách tiêu cực. Cách quan trọng khác để khắc phục cảm giác tự ti chính là nhìn nhận mình bằng một thái độ phát triển: Hôm nay không làm được, nếu chịu khó học tập, phấn đấu thì ngày mai nhất định sẽ làm được; hôm nay không bán loại ''chất liệu'' này, nếu cố gắng phấn đấu thì tương lai sẽ trở thành một nhân viên bán hàng xuất sắc.
Ngoài ra, khi nhân viên bán hàng nhận thức được trách nhiệm của mình sẽ phục vụ khách hàng một cách chân hàng như vậy sẽ có lòng tự tin. Hãy tự nói với mình rằng bán hàn không phải là một gánh nặng đối với nhân viên bán hàng mà là một sự cống hiến, là niềm vui, như vậy tinh thần của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều, khách hàng sẽ đón tiếp bạn một ánh mắt chờ đợi. Lúc này, con đường bán hàng thành công của nhân viên bán hàng đã xuất hiện.
2. Không tin tưởng vào công ty mình đang làm
Nhân viên bán hàng là nhân viên của doanh nghiệp kinh doanh, dù là bán sản phẩm cho doanh nghiệp hay là trưởng thành trong doanh nghiệp đều là nhân tố rất quan trọng.
Biểu hiện của nhân viên kinh doanh quyết định hình tượng của công ty. Dù chỉ giới thiệu sản phẩm với khách hàng hay cung cấp dịch vụ bán hàng trực tiếp cho khách hàng, đều là nhân tô quan trọng quyết định sự thành công hoặc thất bại của công ty, trách nhiệm mà nhân viên kinh doanh đảm nhiệm là vô cùng quan trọng. Vì thế, nhân viên bán hàng có thể đứng trên lập trường của doanh nghiệp để giải quyết sự việc hay không đều là đề tài vô cùng quan trọng.
Trên thực tế, tuy nhân viên bán hàng đã chọn ngành bán hàng trực tiếp, lựa chọn công ty của mình, thì phải tin tưởng thực lực của công ty mình đã chọn. Phải có lòng tin đối với công ty mình làm thì mới có thể bảo vệ được lợi ích của công ty trong quá trình bán hàng, bán sản phẩm của công ty mình với nhột tinh thần tích cực, cống hiến sức lực của mình vì sự phát triển của công ty.
Ngoài ra, công ty cũng cần phải thường xuyên cung cấp kịp thời cho tất cả các nhân viên bán hàng về tương lai phát triển thị trường, tình trạng công ty, những thay đổi của công ty. Đặc biệt là công ty đã đạt được những bằng khen gì, đã có những sản phẩm mới nào, có những thay đổi về tiền lương như thế nào, đã có những cấp, ngành chính phủ nào đến thăm công ty. Những phản hồi, trao đổi thông tin sẽ giúp tạo thêm lòng tự tin của nhân viên bán hàng đối với công ty.
3. Không có lòng tin đối với chính sản phẩm mà mình bán
Trong quá trình bán hàng, rất nhiều nhân viên bán hàng thường coi những khuyết điểm của sản phẩm là lý do lớn nhất khiến họ không thành công trong sự nghiệp. Họ cho rằng, bản thân sản phẩm đã ảnh hưởng đến việc bán hàng của họ, khiến họ bán không thành công hết lần này đến lần khác.
Rất nhiều nhân viên bán hàng cứ nghe thấy sản phẩm có khuyết điểm hoặc khách hàng phản ánh là sản phẩm bị lỗi thì họ lập tức trách móc chất lượng sản phẩm của công ty kém. Điều này không có lợi cho việc bán hàng. Chất lượng sản phẩm ngày nay tất cả đã được nâng cao, thì về phương diện công dụng của sản phẩm cùng loại gì khác biệt lớn đâu chứ? Không có! chỉ cần sản phẩm của công ty phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn ngành nghề hoặc tiêu chuẩn của công ty thì sản phẩm đó đạt chất lượng, cùng là sản phẩm tốt nhất của công ty, nhất định sẽ tìm được người tiêu dùng. Trong cả quá trình bán hàng không nên có bất cứ sự nghi ngờ nào đối với sản phẩm mà mình bán, phải tin tưởng sản phẩm mà bạn bán là một trong những sản phẩm tốt nhất còn việc có thể bán được hay không là dựa vào sự chăm chỉ vì khả năng khéo léo của bạn.
Nhiều khi nhân viên bán hàng cho rằng giá sản phẩm mình bán quá đắt, không dễ bán. Trên thực tế, nếu nhân viên bán hàng có thể hiểu nhiều về sản phẩm mình bán thì sẽ hiểu được ưu điểm của sản phẩm. Do đó, nếu nhân viên bán hàng gặp được khách hàng có nhu cầu thì sẽ khiến cho khách hàng tin tưởng hơn, tất nhiên hiệu quả sẽ tăng lên.
Thử hỏi, có hai nhân viên bán hàng, một người thì ăn nói lắp bắp, hoài nghi về sản phẩm mà mình bán; người kia thì rất tin tưởng sản phẩm mà mình bán, nói năng lưu loát, có sức thuyết phục thì khách hàng sẽ tin tưởng người nào đây?
Thực tế, sản phẩm có bán được hay không nguyên nhân chủ yếu không phải là do bản thân sản phẩm đó, mà phải xem nhân viên bán hàng có niềm tin đối với sản phẩm và có một kế hoạch bán hàng khả thi hay không. Thực ra, chỉ cần nhân viên bán hàng thay đổi quan niệm rằng sản phẩm nhất định sẽ bán được. Chẳng bao giờ hàng lại không bán được, chỉ cần trước.tiên nhân viên bán hàng phải thay đổi quan điểm “không bán được” mà thôi.
Dù là do bản thân nhân viên bán hàng hay do sản phẩm của công ty thì chỉ có tự tin mới là nguồn vốn đáng tin cậy nhất để bán hàng thành công.
Nhưng điều này không phải là yêu cầu nhân viên bán hàng quá tự tin để biên thành tự phụ, tự phụ và tự ti đều không thể thành công. Trên thực tế, chúng ta thường gặp một số nhân viên bán hàng hễ sự nghiệp có khởi sắc là tỏ ra mình tài giỏi hơn người, tự cao tự đại, luôn trách móc và phê bình người khác.
Khi công việc không thuận lợi thì lại hậm hực khó chịu, nhưng đối với những người tự cao tự đại khi sự nghiệp thăng tiến thì hành vi của họ luôn khiến người khác không thể chấp nhận được. Những nhân viên bán hàng này không có sự hàm ơn gì đối với những sự giúp đỡ của những người xung quanh, như vậy thì cho dù sự nghiệp của họ có tốt đến mấy thì cuối cùng sẽ chẳng được bao lâu, bởi họ sẽ chẳng nhận được sự giúp đỡ của những người xung quanh nữa lúc này thì tất nhiên sự nghiệp sẽ xuống dốc mà thôi.
Vì thế, trong hoạt động bán hàng điều mà nhân viên bán hàng kỵ nhất là tâm lý tự ti, nhưng đồng thời cũng cần phải tránh rơi vào hố sâu tự phụ.