Thỏa thuận mức lương với nhà tuyển dụng?
Lượt xem: 45,843Hồi hộp chờ đợi kết quả từ phía Nhà tuyển dụng, và rồi một ngày Bạn cũng được mời đến phỏng vấn. Bạn có hình dung được Bạn sẽ nói những gì với ông chủ khi thỏa thuận mức lương không?
Nếu theo thang điểm 10 của nhà trường áp dụng cho học sinh thì những ứng viên thật sự xuất sắc (10 điểm) chỉ đếm trên đầu ngón tay, và như vậy, chỉ có các ứng viên cừ khôi này mới có thể có cơ hội được nhận mức lương cao, hấp dẫn cùng nhiều chế độ đãi ngộ khác từ phía Nhà Tuyển dụng. Thật đáng tiếc rằng đại đa số các ứng viên, khi được mời đến phỏng vấn, thường không hiểu được vấn đề này và đã bỏ lỡ mất cơ hội của mình. Nếu như Bạn cảm thấy rằng tương lai của Bạn phụ thuộc nhiều vào những buổi phỏng vấn đó thì Bạn phải hết sức bình tĩnh, chuẩn bị kỹ càng để có thể đối phó với các tình huống mà Nhà tuyển dụng có thể sẽ áp dụng để "xoay" Bạn, đặc biệt là đối với vấn đề thỏa thuận mức lương - một việc rất tế nhị nhưng cũng vô cùng quan trọng.
Bạn muốn nhận mức lương nào?
Hẳn Bạn cũng biết rằng, trong nhiều cuộc phỏng vấn, dù dưới hình thức này hay hình thức khác, câu hỏi này thường được các Nhà tuyển dụng đưa ra. Vấn đề thật là tế nhị, nhưng gần như là điều quan trọng nhất đối với các ứng viên khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên, đối với Nhà tuyển dụng, nếu như Bạn chỉ quan tâm tới mức lương và đòi hỏi hơi thái quá về chuyện này thì có thể Bạn đã đánh mất cơ hội của mình rồi. Trong những trường hợp này, Bạn nên khéo léo tránh trả lời trực tiếp, ví dụ Bạn có thể nói: "Mức lương, dĩ nhiên đối với tôi là quan trọng, nhưng có lẽ tôi phải tìm hiểu một cách chi tiết xem thử trách nhiệm của tôi gồm những gì, nột dung khôi lượng công việc ra sao". Như vậy, Bạn có thể tạo cho Nhà Tuyển dụng một cảm giác rằng Bạn là người quan tâm đến công việc và kết quả công việc, là con người của công việc, chuyện lương bổng đối với Bạn chỉ là chuyện phụ. Thực tế đã cho thấy rằng, hầu như các nhân viên phỏng vấn đều chuyển sang hỏi câu hỏi khác và không quay lại vấn đề lương bổng nữa. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nhân viên phỏng vấn sẽ chờ Bạn trả lời xong câu hỏi này, vậy Bạn sẽ định làm gì với tình huống này?
Tốt nhất, Bạn đừng nên chơi trò ú tim với Nhà tuyển dụng, kết quả có thể sẽ rất có hại cho Bạn. Bạn phải cố gắng trả lời được một điều gì đó, không quá dài dòng, nhưng phải tạo ra một khoảng cần thiết cho hai bên trong việc thỏa thuận mức lương. Bạn cần phải xác định được ranh giới mức lương mà Bạn muốn, nghĩa là thấp hơn mức đó Bạn sẽ không chấp nhận được, dù trong điều kiện nào. Nhưng đừng bao giờ nói một con số vô thưởng vô phạt, chung chung, không rõ ràng, hãy nêu ra một con số cụ thể, tương đối chuẩn so với mức thị trường lao động cũng như so với kiến thức và khả năng của Bạn. Ví dụ Bạn có thể nói: "Tôi muốn mức lương không dưới 300$", như vậy Nhà Tuyển dụng sẽ tiên lượng được mức lương của Bạn mong muốn. Hoặc cũng có thể nói "Tôi cảm thấy mức lương 300$ là chấp nhận được, tuy nhiên, chúng ta sẽ bàn bạc cụ thể vấn đề này khi Quý Oâng (Bà) chính thức tiếp nhân tôi vào làm việc"
Nhân viên phỏng vấn cũng có thể hỏi lại Bạn: tại sao Anh (Chị) lại muốn mức lương đó? Đừng mất bình tĩnh, Bạn có thể nói rằng hiện tại Bạn đang hưởng mức lương đó, hoặc cũng có thể nói một cách tự tin rằng "Tôi cho rằng kiến thức và kinh nghiệm làm việc của tôi hoàn toàn xứng đáng với mức lương đó".
Bạn hãy nghĩ rằng chuyện mặc cả về lương bổng là không có gì phải xấu hổ cả. Bạn là người muốn tìm việc, còn Nhà tuyển dụng thì muốn tìm nhân viên. Nói theo cách khác, trên thị trường (bao gồm thị trường hàng hóa, nhân lực.) cả hai bên cung và cầu cần phải được cân bằng và được đo bằng giá cả, mà giá cả được xác định bằng chất lượng hàng hoá và dĩ nhiên là khả năng bán hàng cũng như việc thương lượng. Tìm được việc làm, có nghĩa là Bạn đang thực hiện hợp đồng mua-bán trên thị trường lao động. Như vậy, việc thỏa thuận giá cả là chuyện hoàn toàn hợp lẽ, hợp tình.
Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại, nếu như Bạn không hề quan tâm đến chuyện lương bổng hoặc không muốn thỏa thuận mức lương khi dự phỏng vấn, cơ hội của Bạn có thể bị tuột mất không chừng! Nhà tuyển dụng có thể cho rằng Bạn đang ở thế không có lối thoát, thế nào cũng được, đi làm là để có công việc mà không cần biết đến mức lương như thế nào.
Cũng có những trường hợp Nhà tuyển dụng sẽ cho phép Bạn tự đặt câu hỏi trước. Đầu tiên, tuyệt đối nên tránh nói đến chuyện lương bổng, chỉ khi nào câu chuyện xoay quanh nội dung công việc, khối lượng công việc và trách nhiệm của Bạn, lúc đó có thể Bạn mới nên nói ra điều này.
Nếu như Bạn tin tưởng vào khả năng và kiến thức của Bạn và có cảm giác rằng nhân viên phỏng vấn đang rất quan tâm đến Bạn, Bạn có thể dũng cảm vứt bỏ cái vẻ ngoài khiêm tốn tội nghiệp kia đi và mạnh dạn đề cập đến chuyện lương bổng và các khoản đãi ngộ khác. Bạn phải tỏ ra mạnh mẽ, tự tin, năng động, thực tế cho thấy, nếu nhà tuyển dụng thấy rằng Bạn chính là ứng viên nặng ký nhất họ saün sàng đáp ứng yêu cầu của Bạn (dĩ nhiên, các yêu cầu này phải tương đối chứ không nên thái quá).
Thay cho lời kết, chúng tôi xin gửi đến Bạn một nguyên tắc quan trọng cho bất cứ một cuộc thương lượng, mặc cả nào : Ưu thế sẽ thuộc về người nào có khả năng làm cho đối phương phát giá đầu tiên. Bạn có nghĩ đến trường hợp khi phỏng vấn, Bạn mạnh mẽ, tự tin, khảng khái nói: "Công việc này thật sự hấp dẫn đối với tôi, và tôi nghĩ rằng tôi có thể đảm đương được công việc đó. Vậy Quý Oâng (Bà) có thể cho tôi biết chi tiết hơn không và đề nghị của Oâng Bà về việc này như thế nào?" Có thể sau khi nghe những lời mềm mỏng nhưng có lý và thật thuyết phục của Bạn, Nhà tuyển dụng sẽ nêu ra mức lương trước. Và lúc đó thì Bạn hòan toàn có thể bước những bước tiếp theo một cách tự tin hơn. Đấy chính là cách mặc cả hay nhất, lịch sự nhất. Chúc Bạn thành công!