Thử một lần làm việc ở nhà hàng

Lượt xem: 60,837

Đặt món cho khách, chuẩn bị thức ăn, rót rượu, dọn dẹp bàn, và làm đi làm lại những việc này mỗi ngày. Công việc ở nhà hàng thoạt nhìn như “một sự bận rộn nhàm chán”, nhưng chúng cũng mang lại những bài học đầy ngạc nhiên mà bạn chưa hề biết. Bạn có biết, muốn học cách biết ơn và tôn trọng? Nhà hàng là nơi thứ hai, chỉ xếp sau quân đội, có thể dạy những điều này. Đây là lý do vì sao bạn nên thử một lần làm việc ở nhà hàng.

1. Rèn sự kiên nhẫn trên gương mặt

Môi trường tại nhà hàng thường tạo điều kiện tuyệt đối cho những điều xấu trong mỗi con người bộc lộ. Họ đang đói, luôn vội vã, đôi khi mệt mỏi và muốn được phục vụ. Mọi người luôn đến nhà hàng trong tâm trạng là mình không phải làm bất cứ điều gì. Họ đến với mục đích duy nhất là có ai đó chuẩn bị bữa ăn cho họ, ân cần tử tế phục vụ và dọn dẹp sạch sẽ “bãi chiến trường” sau đó.

Những người mà bình thường bạn thấy họ chu đáo, hào phóng, đáng kính và duyên dáng thì phút chốc bỗng kiêu ngạo, cầu kỳ, đòi hỏi, thậm chí nhỏ nhen, tầm thường khi họ ngồi xuống. Họ coi thường trí tuệ của bạn, cười nhạo vị trí của bạn, phàn nàn về mọi thứ bạn làm rồi phàn nàn cả những thứ bạn không làm. Họ sẵn sàng nói chuyện với quản lý khi bạn không cảm ơn họ vì những lời dạy bảo, mắng mỏ của họ. Mặt tích cực của chuyện này là gì? Sau những điều đã xảy ra, bạn sẽ thấy phần còn lại của cuộc sống, tức là nhân viên thuế vụ, những công nhân cáu kỉnh, điện thoại viên, bất cứ ai…, sẽ không còn đáng ghét hay làm phiền bạn nữa.

Nếu bạn có thể chịu đựng được những hành vi trên, nhà hàng là nơi làm việc tuyệt vời để học cách bỏ qua những lời lăng mạ và hoàn thành công việc với kết quả xuất sắc. Đây là nơi tốt nhất để rèn ý chí cho bạn đi được đến bất cứ nơi nào bạn muốn trong cuộc đời mình.

2. Học được ý nghĩa thực sự của sự tôn trọng

Khi bạn nhìn thấy những người khách trong nhà hàng vô cùng tử tế với nhân viên phục vụ, đừng vội nghĩ ngay rằng bản chất họ tốt tự nhiên. Có thể họ đã từng làm những công việc tương tự. Không ai hiểu được hậu quả của việc quên mang một ly trà đá, làm rơi bánh mì hoặc mang khăn ăn quá trễ sẽ như thế nào, ngoại trừ người đã từng rơi vào tình huống đó.

Sau khi làm việc ở nhà hàng, thậm chí trong thời gian ngắn thôi, bạn sẽ thấy mình học thêm được sự tôn trọng mới dành cho người xung quanh. Bạn sẽ thôi tự hỏi tại sao những anh chàng ở đằng kia mãi không thể hiểu được điều khách nói hoặc bạn sẽ kiên nhẫn hơn khi cô thu ngân loay hoay vì máy tính tiền không hoạt động.

Bạn có được sự kiên nhẫn và bạn dành sự tôn trọng khi đã tìm hiểu một công việc mà mọi người thường cho rằng không trí tuệ. Quả thật công việc này phức tạp như thể gộp cả chuyện xoay một khối Rubik, tung hứng bóng và thay tã cho em bé trong cùng lúc.

3. Học cách làm việc tốt với mọi người

Nhân viên nhà hàng làm việc cùng nhau như người trong gia đình. Trong suốt thời gian bận rộn, bạn liên tục đặt món cho khách, chuẩn bị thức ăn, rửa chén và cứ lặp lại những việc đó. Khả năng để dành vài phút đi vệ sinh hoặc ăn giữa buổi trong suốt tám tiếng phụ thuộc vào mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp.

Những người cư xử khó chịu với đồng nghiệp hoặc chẳng khi nào chịu hỗ trợ người khác thì cũng sẽ chẳng được ai tình nguyện giúp đỡ khi họ cần phải nghỉ chân dăm ba phút, ăn một khúc bánh mì hoặc là được nói hộ khi phải nghỉ phép đột xuất vì người thân gặp chuyện. Công việc ở nhà hàng sẽ dạy bạn biết cư xử “có qua có lại”.

Bạn cần học cách làm việc nhóm? Nhà hàng là nơi cho bạn thấy tầm quan trọng của làm việc cùng đồng đội và dạy cho bạn cách tận dụng nó trong những công việc khác nữa.

4. Làm việc khi mọi thứ không có sẵn

Nhiều người lướt qua cuộc sống mà chưa bao giờ thực sự học cách làm việc trong một thời gian ngắn. Nhưng các nhân viên nhà hàng học được rất nhanh chóng cách để có thể lẳng lặng bỏ một khách hàng đói meo trong khi vẫn phục vụ tận răng những người khác.

Tại sao phải đặt vấn đề về chính bản thân ở đây? Bởi vì khi bạn đã học được cách gạt bỏ những nhu cầu cá nhân sang một bên và giải quyết tình huống đang xảy ra, bạn sẽ có thể đương đầu với mọi khó khăn mà cuộc sống ném vào bạn. Bạn học cách làm việc nhanh chóng, làm đúng mọi việc bất kể bạn phải đi nhanh thế nào và giữ thái độ tốt trong khi làm việc. Đây là những kỹ năng mà mọi nhà tuyển dụng đều muốn và cần.

5. Hiểu tầm quan trọng của một người quản lý giỏi

Rất dễ quan sát xem ai là người quản lý giỏi khi trong nhà hàng. Quản lý tồi sẽ thiếu quan tâm nhân viên, xa rời khách hàng và không đảm bảo đủ để dần dần chất lượng món ăn trong nhà hàng chỉ như là bữa cơm trưa của học sinh trường nội trú. Người quản lý giỏi thì ngược lại, thu hút người lao động tốt nhất và thúc đẩy họ làm tốt hơn. Người quản lý không nhất thiết phải vì mục tiêu hài lòng tất cả khách hàng mà mang nhân viên ra xử lý ngay tại chỗ. Họ sẽ xây dựng một môi trường tuyệt vời nơi mà đầu bếp nấu những món ngon nhất, nâng cao chất lượng và phục vụ ngày một tốt hơn.


Nhà hàng là nơi giúp chúng ta thấm nhuần giá trị của sự tôn trọng, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý tốt như quân đội. Những kỹ năng này có giá trị mọi lúc mọi nơi và ý nghĩa với bất cứ kế hoạch gì bạn muốn làm trong phần còn lại cuộc đời mình.
Hãy học cách phục vụ!


(Nguồn ảnh: internet)

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay