Thư xin việc viết tay - tại sao không?

Lượt xem: 20,785

Ngày nay, khi thư điện tử, tin nhắn và power point đang thống trị chữ viết thì khả năng viết tay lại chính là “vũ khí” giúp chúng ta tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.


Một lá thư xin việc viết tay có thể gây ấn tượng hơn là một bản đánh máy khô khan.

Một khảo sát về thái độ của nhà tuyển dụng với kỹ năng viết tay của ứng viên cho kết quả:

- Một nửa các công ty cho biết kỹ năng viết tay tốt sẽ giúp ứng viên giành được điểm số cao.
- Đa số công ty nói rằng một bức thư xin việc viết tay kém là nguyên nhân họ không tuyển dụng ứng viên đó.
- Các công ty Mỹ đã phải chi đến 3,1 tỷ đô la hàng năm để nâng cao khả năng viết tay cho công nhân viên.

Một bức thư xin việc viết tay vẫn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Không viết tắt: Viết tắt trong đơn xin việc khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn cẩu thả và thiếu tôn trọng người đọc; bạn không nghiêm túc với cơ hội xin việc này.
- Màu mực truyền thống: Bạn có thể sử dụng màu xanh hoặc đen. Đừng choe choét với các gam màu nóng, rực rỡ như một lá thư kết bạn.
- Dùng một loại mực và một loại bút: Tất nhiên, không nhất thiết phải lôi kéo sự chú ý của nhà tuyển dụng bằng những cái titre đầu đỏ chói, được gạch chân hay đánh hoa thị. Tốt nhất, bạn nên sử dụng bút máy thay vì bút bi.
- “Vở sạch chữ đẹp”: Lời răn của cô giáo tiểu học cho đến giờ vẫn không thừa đâu. Chả ai đủ kiên nhẫn ngồi “dịch” một lá thư xin việc viết bằng thứ chữ bác sĩ, tẩy xóa lung tung và nhòe mực.
- Không nhất thiết phải theo form chung: Không giống như lá đơn đánh máy, lá đơn viết tay cho bạn nhiều cơ hội sáng tạo và thể hiện mình hơn. Bạn có thể viết theo những gì bạn nghĩ, nhưng cần tuân thủ những quy tắc chung và đừng quá sáng tạo đến lố bịch.
- Giấy trắng A4: Đừng gửi cho nhà tuyển dụng một lá thư viết bằng giấy nền hoa chìm, có hương thơm; cũng đừng làm họ bật cười với một lá thư viết trên trang vở kẻ ô ly của học sinh tiểu học. Giấy trắng, khổ A4 là sự lựa chọn tối ưu. 

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay