Thương lượng mức lương: 6 sai lầm cần tránh
Lượt xem: 16,837Bạn đang theo đuổi một công việc như mơ ước. Bạn thấy bạn có đủ khả năng để có được nó.
Hiểu biết được cách làm thế nào để nắm bắt những câu hỏi về lương bổng thường là gây khó khăn cho người tìm việc. Đặc biệt, nếu bạn đang khám phá một cơ hội trông đầy hứa hẹn.
Bạn không muốn gặp xui xẻo trong tình huống này bằng việc hấp tấp đề nghị về mức lương ngay bắt đầu buổi phỏng vấn. Mặt khác, nếu họ không tạo cơ hội cho bạn, thì cũng đừng nên tốn thời gian theo đuổi mục đích việc làm không hy vọng.
Trước khi, thậm chí đi đến cuộc phỏng vấn hoặc trước cuộc gặp đầu tiên với một nhà tuyển dụng, bạn phải tránh xa những cạm bẫy không ngờ tới, điều mà có thể làm trệt hướng mục đích tốt của bạn. Sau đây là một số những sai lầm mà bạn cần tránh khi đề cập đến vấn đề lương.
1. Không chuẩn bị. Thật tồi tệ khi có một khoảng im lặng sau khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi cho bạn. Nên chuẩn bị những thông tin về công việc và mức lương phù hợp với khả năng của bạn trước khi bước vào cuộc phỏng vấn.
2. Nhảy một bước đột ngột. Vấn đề lương bổng rất nhạy cảm. Bạn đề xuất mức lương ngay đầu Thư xin việc. Và đặt câu hỏi về lương bổng ngay khi bước vào cuộc phỏng vấn. Hành động đó sẽ làm cho bạn đánh mất tất cả. Kể cả cuộc thương lượng và một công việc được đề nghị. Nên bàn đến vấn đề đó cuối buổi phỏng vấn, tốt nhất là để nhà tuyển dụng đề cập đến trước.
3. Không dành thời gian cho việc thể hiện những giá trị của bạn mang đến cho tổ chức của họ. Không ai đề xuất cho bạn một công việc hoặc tiếp tục đi vào cuộc thương lượng tiền lương, nếu họ không thể nhìn thấy được những đóng góp của bạn cho tổ chức của họ như thế nào. Nó là điều kiện để chắc chắn rằng họ nhìn thấy sự rất đặc biệt ở bạn, và sự khác biệt vượt trội giữa bạn với những ứng viên khác.
4. Hạ thấp những sự trông chờ của bạn. Nếu nhà tuyển dụng đề xuất một mức lương thấp hơn mức lương bạn trông chờ, thì bạn đừng nên vội chấp nhận hoặc từ chối, mà hãy dành thời gian để thương lượng. Thuyết phục bằng việc thể hiện khả năng cống hiến của bạn cho công ty họ, nếu bạn cảm thấy đó là một công việc đầy triển vọng và một môi trường cần thiết cho chuyên môn của bạn. Nếu bạn chưa chuẩn bị kịp, hãy hẹn họ một thời gian cố định sớm nhất để quay lại thương lượng.
5. Không linh hoạt. Mục tiêu của bạn và nhà tuyển dụng tương lai của bạn có thể khá khác nhau. Mục đích của bạn là tìm kiếm điều gì để thúc đẩy sự quan tâm của họ tới bạn, và lúc đó tìm cách để thích hợp với họ. Đó chính là sự linh động mà bạn cần học hỏi.
6. Sự mất kiên nhẫn. Đây thường là kết quả của sự nhanh nản lòng, nhanh từ bỏ cơ hội bởi nhà tuyển dụng chưa kịp hồi âm lại theo đúng thời gian biểu của bạn. Luôn luôn hỏi thời khóa biểu của họ cho sự quyết định để ra đi và theo đuổi vài cơ hội nữa, đó là một sai lầm lớn. Đa số người lao động cần việc hơn là nhà tuyển dụng cần ứng viên. Hãy tập tính kiên nhẫn.
Để có một cuộc thương lượng tốt nhất đòi hỏi phải có sự chuẩn bị cẩn thận. Nó không xảy ra ngẫu nhiên. Lập trường tốt sẽ cho phép bạn lựa chọn một công việc mới khả quan hơn. Hãy tránh xa những cạm bẫy là một bước đầu đi tới sự thành công trong công cuộc tìm việc.