Thuyết phục sếp thực hiện ý tưởng mới?

Lượt xem: 12,552

 

 

Một ý tưởng mới khiến bạn trăn trở, hôm sau sếp vừa đến cơ quan là bạn nêu vấn đề ngay. Nhưng thật trớ trêu, sếp lập tức đưa ra một loạt lý do không chấp nhận và bạn cảm thấy công việc của mình mất hết ý nghĩa. Vậy nên làm thế nào?

Một, hai lần còn chấp nhận được, nhưng nếu sếp cứ liên tục lắc đầu trước những ý tưởng tuyệt vời của bạn thì cũng đừng nản. Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia việc làm:

Hiểu văn hóa công ty

Vào một công ty mới, điều đầu tiên cần nắm chắc là các thông tin, cách làm việc và các đặc điểm khác; những yếu tố cơ bản đó sẽ giúp bạn hiểu rõ làm thế nào để thuyết phục hiệu quả ban giám đốc về các ý tưởng và dự án của mình. Không giám đốc nào muốn xem xét một ý tưởng khi nó không nằm trong các giá trị và tầm nhìn của công ty.

Hiểu biết về những người ra quyết định cũng như cách thức họ xem xét và xử lý vấn đề

Đừng quá say mê với ý tưởng của mình mà quên mất yếu tố rất quan trọng, đó là sếp. Trình bày ý tưởng cho sếp cũng giống như khi tiếp thị một sản phẩm. Để thuyết phục khách hàng là sếp, bạn phải hiểu rõ nhu cầu của họ nên nguyên tắc hàng đầu là ứng xử với sếp như một khách hàng: ngoài tính cách, sở thích và các ưu tiên trong công việc, bạn phải hiểu sếp muốn gì để tìm ra cách liên hệ ý tưởng của bạn với nhu cầu của sếp.

Biết thỏa hiệp đôi chút

Mục đích cuối cùng là ý tưởng của bạn được thực hiện, một vài thay đổi nhỏ nếu không làm thay đổi ý tưởng chính thì hoàn toàn có thể chấp nhận. Hãy nghĩ đến kết quả cuối cùng thay vì tự ái vì những điều lặt vặt.

 

 

Cách trình bày vấn đề cũng rất quan trọng, phải phù hợp với tính cách, cách thức làm việc và xử lý thông tin của họ. Nếu sếp là kỹ sư hay kế toán, một bản trình bày bằng các con số sẽ diễn giải được ý tưởng. Nếu sếp có thiên hướng nhìn bản vẽ, bạn có thể sử dụng hình ảnh hay các biểu đồ. Một số người thích đọc văn bản trong khi với người khác, bạn sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu chọn cách cùng ngồi thảo luận về ý tưởng đó.

Tạo điều kiện để sếp trực tiếp tham gia vào ý tưởng đó

Nếu chỉ đứng ngoài cuộc, nhiều khả năng sếp sẽ không tin tưởng bạn làm được. Nếu tự cảm thấy mình là người nghĩ ra hoặc thực hiện ý tưởng hay dự án, sếp sẽ nhiệt tình hơn trong việc cổ vũ cho nó.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay