Tiêu chuẩn dùng người của Motorola
Lượt xem: 13,698
Tiêu chuẩn tuyển chọn người tài và cách dùng người của công ty Motorola là coi trọng yêu cầu kỹ thuật chuyên môn của người thi tuyển, mặt khác coi trọng hành vi thao tác của người đó, lấy ?4E + lE? làm tiêu chuẩn đánh giá. ?4E + lE? là:
1. Envision (nhìn xa trông rộng): Có sự hiểu biết về tương lai phát triển của khoa học kỹ thuật của công ty, có mơ ước đối với tương lai.
2. Energy (sức sống): Cần có sức sáng tạo, khả năng thích ứng với sự thay đổi một cách linh hoạt; có sức tập hợp, dẫn dắt đồng đội cùng tiến bộ.
3. Execution (năng lực hành động): Không thể chỉ nói mà không làm, cần hành động nhanh chóng, có bước đi, có thứ tự, có tính hệ thống.
4. Edge (quyết đoán): Có khả năng quyết đoán, đúng sai rõ ràng. dám đưa ra những quyết định đúng đắn.
5. Ethics (phẩm chất đạo đức): Phẩm hạnh đoan chính, thành thực, đáng tin cậy, tôn trọng người khác, có tinh thần hợp tác. Đây không những là tiêu chuẩn để công ty tuyển chọn đề bạt nhân tài chuyên môn và nhân tài lãnh đạo, mà còn là tiêu chuẩn để công ty vận dụng khi tiến hành bồi dưỡng và đánh giá thành tích hiệu quả hàng năm.
4E nói trên là mượn mô hình 4E của GE (Công ty điện khí General), còn 1E là sự phát triển của Motorola tức là (phẩm chất đạo đức), tức người lãnh đạo và nhân viên. Cần có đạo đức nghề nghiệp, cần có thành tín, tự tôn trọng người khác, tinh thẫn đồng đội...
4E bên trên không chỉ là tiêu chuẩn dùng người mà doanh nghiệp Motorola và Công ty điện khí Gneral áp dụng, rất nhiều doanh nghiệp trong 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới đều áp dụng tiêu chuẩn này, nhưng điểm khác của Motorola là nó còn quan trọng tới Ethics (phẩm chất đạo đức) của người thi tuyển, càng coi trọng sự thành tín tự tin, tôn trọng người khác và tinh thần đồng đội của người thi tuyển.
(1). Mục tiêu đánh giá
Motorola áp dụng phương thức đánh giá thành tích làm việc, đặt ra mục tiêu của mình nhằm vào nghiệp vụ cụ thể cho nhân viên. Hàng năm Motorola đề ra mục tiêu công tác bao gồm phương hướng chiến lược, chiến lược lâu dài và mục tiêu ưu tiên, thành tích làm việc. Thành tích được đánh giá qua một số hành vi của nhân viên như tài chính, quan hệ khách hàng quan hệ nhân viên và với đối tác. Ngoài ra nó còn bao gồm năng lực lãnh đạo, kế hoạch chiến lược, mức độ quan tâm tới khách hàng, thông tin và năng lực phân tích, phát triển nhân lực, cách quản lý của nhân viên.
(2). Tố chất là mấu chốt
Việc chấp hành mục tiêu do nhân viên đặt ra đòi hỏi ông chủ và cấp dưới tham gia. Cứ ba tháng một, Motorola sẽ kiểm tra tình hình thực hiện mục tiêu của nhân viên. Trong công tác, nhân viên có một đối tác hợp tác liên hệ mật thiết, Motorola gọi người đó là Keyworkpartner, có thể thúc đẩy công việc lẫn nhau. Gitla đồng nghiệp xuyên bộ phận và đồng nghiệp cùng bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ, khiến cho việc sát hạch đạt tới cân bằng 350 độ.
Nếu như nhân viên có cảm giác không công bằng việc đánh giá, họ thể từ chối ký tên vào kết quả đánh giá. Việc đánh giá nhân viên sẽ có chủ quản của họ và chủ quản của chủ quản ký tên, vì vậy cấp trên của anh ta sẽ biết được bên trong có vấn đề, và sẽ tham gia, tìm hiểu tình hình bên trong, giải quyết những vấn đề tồn tại. Kiểu chế độ đánh giá này không những có thể phản ánh tố chất của nhân viên, mà còn có thể phản ánh được tố chất của người quản lý.
Chất lượng đánh giá có quan hệ rất lớn với người lãnh đạo. Motorola vô cùng chú trọng tố chất của người quản lý, bởi vì người quản lý là người thực hiện chế độ, vì vậy đề bạt người quản lý có nhiều điều kiện rõ ràng. Chẳng hạn yêu cầu của Motorola về tố chất của ứng cử viên phó tổng giám đốc có bốn điển như sau:
Thứ nhất là phẩm chất đạo đức của cá nhân cao
Thứ hai là trong toàn bộ môi trưởng lớn, có thể quản lý nhân viên của mình một cách hiệu quả;
Thứ ba là có thể thực hiện mục tiêu nghiệp vụ tổng thể tốt, bao gồm hiệu quả tốt nhất, giá thành thấp nhất, tốc độ nhanh nhất;
Thứ tư là biết sáng tạo, hiểu khách hàng, mạnh dạn thúc đẩy một số dự án, tiến hành cải cách sáng tạo.
Phó tổng giám đốc cần có bốn tố chất này, hơn nữa còn đỏi lỏi mấy điểm này phải tương đối cân bằng. Giám đốc bộ phận, tổng thanh tra đều có yêu cầu nhậm chức của mình. Motorola có nhiều lớp bồi dưỡng tố chất, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho lãnh đạo.
Motorola còn tiến hành bồi dưỡng huấn luyện xuyên quốc gia cho họ, để họ thực hiện dự án trên toàn cầu và biết nhiều phương pháp làm việc.
Motorola coi trọng tố chất của người quản lý, nếu như biện pháp quản lý không thoả đáng, phạm phải sai lầm quân lý nghiêm trọng, Motorola sẽ loại bỏ người quản lý đó.