Tìm niềm vui trong công việc
Lượt xem: 14,247
Điều gì khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc và thúc đẩy chúng ta làm việc hết mình? Trải qua nhiều thế kỷ, câu hỏi này vẫn được các học giả và các nhà xã hội học nghiên cứu khá sâu sắc và tỉ mỉ. Và cuối cùng thì chúng ta cũng có được một số lời giải đáp.
Theo tiến sĩ tâm lý học Steven Reiss – ông cũng từng là tác giả của cuốn “Who am I? The 16 Basic Desires that Motivate our Actions and Define our Personalities” nhận ra rằng: niềm vui và nhu cầu thỏa mãn trong đời sống không bắt nguồn từ những kinh nghiệm hài hước và cách né tránh nỗi đau mà nó bắt nguồn từ những nhu cầu thực tế trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người đều có những mục tiêu trong cuộc đời và họ luôn tìm mọi cách để thực hiện các mục tiêu đó. Ông gọi đây là “giá trị cơ bản của niềm hạnh phúc” và ông chia sẽ với tất cả mọi người những kinh nghiệm để đạt được những khát vọng mà chúng ta đang mong đợi.
Suốt quá trình thuyết giảng và nghiên cứu của mình, tiếp xúc hơn 6000 người từ khắp mọi nơi, ông đã rút ra được 16 hành vi cơ bản ảnh hưởng đến phần lớn mỗi con người chúng ta. Dựa vào những kết quả nghiên cứu này, ông đã phát triển một kiểu trắc nghiệm để đo lường mức độ đồng ý với những giá trị cá nhân xuất phát từ những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống bao gồm các nhu cầu tâm lý và các đặc điểm cá nhân.
Để xác định bạn có cân bằng giữa công việc và cuộc sống hay không, bạn có thể làm thử bài trắc nghiệm dưới đây.
Đánh dấu + nếu bạn rất đồng ý với tình huống nêu ra, đánh số 0 nếu bạn cảm thấy là bình thường và dấu – nếu bạn cho rằng điều đó không phù hợp với những gì bạn nghĩ:
Theo tiến sĩ tâm lý học Steven Reiss – ông cũng từng là tác giả của cuốn “Who am I? The 16 Basic Desires that Motivate our Actions and Define our Personalities” nhận ra rằng: niềm vui và nhu cầu thỏa mãn trong đời sống không bắt nguồn từ những kinh nghiệm hài hước và cách né tránh nỗi đau mà nó bắt nguồn từ những nhu cầu thực tế trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người đều có những mục tiêu trong cuộc đời và họ luôn tìm mọi cách để thực hiện các mục tiêu đó. Ông gọi đây là “giá trị cơ bản của niềm hạnh phúc” và ông chia sẽ với tất cả mọi người những kinh nghiệm để đạt được những khát vọng mà chúng ta đang mong đợi.
Suốt quá trình thuyết giảng và nghiên cứu của mình, tiếp xúc hơn 6000 người từ khắp mọi nơi, ông đã rút ra được 16 hành vi cơ bản ảnh hưởng đến phần lớn mỗi con người chúng ta. Dựa vào những kết quả nghiên cứu này, ông đã phát triển một kiểu trắc nghiệm để đo lường mức độ đồng ý với những giá trị cá nhân xuất phát từ những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống bao gồm các nhu cầu tâm lý và các đặc điểm cá nhân. Để xác định bạn có cân bằng giữa công việc và cuộc sống hay không, bạn có thể làm thử bài trắc nghiệm dưới đây. Đánh dấu + nếu bạn rất đồng ý với tình huống nêu ra, đánh số 0 nếu bạn cảm thấy là bình thường và dấu – nếu bạn cho rằng điều đó không phù hợp với những gì bạn nghĩ:
1) Sự tò mò: Tôi cảm thấy rằng đây là một đặc tính tốt vì nó giúp tôi có được nhiều kiến thức.
2) Sự chấp nhận: tôi rất ghét những ai phê bình tôi.
3) Sự ra lệnh: tôi không thích người khác sai khiến mình.
4) Các hoạt động thể thao: điều này rất tốt cho sức khỏe và tôi nghĩ nó rất quan trọng đối với mình.
5) Uy tính: tôi là người là việc có nguyên tắc và kỷ luật cao.
6) Quyền lực: tôi luôn củng cố vị trí của mình trong bất kỳ nhóm nào mà tôi làm việc.
7) Sự độc lập: hạnh phúc phải đi kèm với sự tự do
8) Các mối quan hệ xã hội: tôi là người rất gần gũi và có óc hài hước.
9) Gia đình: tôi luôn nghĩ đến con mình đầu tiên
10) Địa vị: những người giàu có luôn làm cho tôi cảm thấy ngưỡng mộ.
11) Sống có lý tưởng: tôi là người sống có lý tưởng.
12) Sự trả thù: tôi sẽ trả thù đối với những kẻ nào dám lăng mạ tôi.
13) Sự lãng mạn: cuộc sống của tôi rất lãng mạn.
14) Ăn uống: tôi rất thích ăn uống và thường mơ mộng đến những món ăn ngon.
15) Tiết kiệm: tôi là người biết tiết kiệm.
16) Sự yên tĩnh: một không gian quá yên tĩnh sẽ làm tôi cảm thấy sợ hãi.
Bây giờ hãy cộng tất cả lại với nhau bạn sẽ có được kết quả sau cùng.
Reiss cho rằng nếu bạn đồng ý hết với những điều trên có nghĩ là bạn rất hạnh phúc, chẳng hạn, nếu bạn không đồng ý rằng quyền lực là điều cần thiết thì bạn có thể là người không có kỹ năng lãnh đạo.
Nếu bạn có quá nhiều mơ ước thì hãy chọn cho mình nghề nghiệp phù hợp với những gì mà bạn cho là mình có năng khiếu nhất nhưng đừng để người khác đánh giá và phê bình quá nhiều. Nếu bạn là một cá nhân xuất sắc thì hãy chọn loại công việc cụ thể, đòi hỏi phải có chiến lược và mục tiêu rõ ràng. Còn nếu bạn là người có tính hiếu kì thì hãy chọn cho mình loại công việc đòi hỏi sự suy nghĩ. Những công việc phù hợp với ước mơ và sở thích sẽ luôn mang đến cho bạn sự thoải mái trong cuộc sống.
Reiss cho rằng bạn nên thiết lập một danh sách ghi rõ những ước muốn của bạn và theo dõi chúng hàng ngày, hàng tuần và hàng năm. Đánh dấu các mức độ ưu tiên theo bảng điểm 10 để xem những hoài bảo của bạn có thay đổi theo thời gian hay không? Hãy ghi lại những điều khiến bạn cảm thấy hạnh phúc nhất và so sánh chúng mỗi ngày để biết rằng mình luôn có những niềm vui mới.
Nhưng để có một cuộc sống hạnh phúc không phải chỉ có công việc là đủ, bạn cũng cần quan tâm đến những hoạt động hằng ngày như ăn uống nghỉ ngơi và vui chơi. Chúng ta cần phải có một công việc thích hợp và được làm việc trong một môi trường phù hợp với những ước mơ của chúng ta.
Reiss cho rằng nếu bạn đồng ý hết với những điều trên có nghĩ là bạn rất hạnh phúc, chẳng hạn, nếu bạn không đồng ý rằng quyền lực là điều cần thiết thì bạn có thể là người không có kỹ năng lãnh đạo. Nếu bạn có quá nhiều mơ ước thì hãy chọn cho mình nghề nghiệp phù hợp với những gì mà bạn cho là mình có năng khiếu nhất nhưng đừng để người khác đánh giá và phê bình quá nhiều. Nếu bạn là một cá nhân xuất sắc thì hãy chọn loại công việc cụ thể, đòi hỏi phải có chiến lược và mục tiêu rõ ràng.
Còn nếu bạn là người có tính hiếu kì thì hãy chọn cho mình loại công việc đòi hỏi sự suy nghĩ. Những công việc phù hợp với ước mơ và sở thích sẽ luôn mang đến cho bạn sự thoải mái trong cuộc sống. Reiss cho rằng bạn nên thiết lập một danh sách ghi rõ những ước muốn của bạn và theo dõi chúng hàng ngày, hàng tuần và hàng năm.
Đánh dấu các mức độ ưu tiên theo bảng điểm 10 để xem những hoài bảo của bạn có thay đổi theo thời gian hay không? Hãy ghi lại những điều khiến bạn cảm thấy hạnh phúc nhất và so sánh chúng mỗi ngày để biết rằng mình luôn có những niềm vui mới.
Nhưng để có một cuộc sống hạnh phúc không phải chỉ có công việc là đủ, bạn cũng cần quan tâm đến những hoạt động hằng ngày như ăn uống nghỉ ngơi và vui chơi. Chúng ta cần phải có một công việc thích hợp và được làm việc trong một môi trường phù hợp với những ước mơ của chúng ta.