Tìm việc làm tại nhà như thế nào?
Lượt xem: 17,874Đây cũng là nhu cầu nhiều tin tặc hay những kẻ thường tung tin rác nắm được. Theo ước tính của một số chuyên gia về việc làm, cứ mỗi email mang lại cơ hội làm việc thực sự lại có khoảng 60 email thư rác (hoặc thư đánh cắp thông tin). Làm thế nào để các ứng viên có thể lựa chọn cho mình những cơ hội thực sự giữa đống rác rưởi đó? Dưới đây là một số đề xuất:
Tìm công việc phù hợp
Bạn hãy coi việc kiếm một công việc từ xa cũng hệt như khi bạn tìm một việc làm mới, chỉ khác ở chỗ, bạn sẽ làm việc ở nhà mà thôi. Hãy tìm kiểm tất cả các công việc có liên quan đến ngành nghề cụ thể bạn quan tâm kèm theo các từ khóa như “từ xa”, “giao dịch độc lập”, “ảo”, “tự do”,v.v.
Cũng giống như khá nhiều vị trí làm việc tại công sở, rất nhiều cơ hội làm việc tại nhà (đặc biệt là những việc thực sự) không được quảng cáo rộng rãi. Mạng lưới thông tin bè bạn có thể sẽ giúp bạn tìm ra những việc đó. Thêm nữa, việc có ai đó đảm bảo với nhà tuyển dụng tương lai về năng lực của bạn thì hẳn nhiên, bạn sẽ có được sự tin cậy cao hơn với họ.
Hãy chuẩn bị tinh thần để chứng tỏ được tất cả những bằng cấp, chứng chỉ của bạn. Các nhà tuyển dụng thực sự luôn muốn tìm được những ứng viên tốt nhất đáp ứng nhu cầu của họ. Hãy dành thời gian để tìm hiểu về nhà tuyển dụng, sau đó, điều chỉnh đơn xin việc của bạn sao cho phù hợp với nó, để chứng tỏ rằng bạn quan tâm tới cơ hội công việc thực sự, chứ không chỉ là vì đó là việc làm tại nhà.
Xác minh thông tin tuyển dụng
Có khá nhiều điều các ứng viên cần xem xét khi muốn xác định thông tin tuyển dụng có đúng không. Những câu hỏi bạn nên đặt ra là:
* Tên công ty có được ghi rõ kèm theo trong danh sách công việc tuyển dụng không?
* Địa chỉ email nhà tuyển dụng có trùng với tên miền của website công ty không? (chẳng hạn, nhà tuyển dụng dùng địa chỉ mail là abc@tencongty.com hay là abc@yahoo.com?)
* Tên công việc có phải là một nhiệm vụ cụ thể hay chỉ cốt nhằm gây chú ý tới người đọc (“điều phối marketing” là tên một công việc cụ thể, nhưng “việc làm tại nhà” thì không phải)
* Liệu nội dung công việc tuyển dụng nghe có vẻ tốt tới mức không thể có thật?
* Nhà tuyển dụng có yêu cầu phải cung cấp các thông tin xác thực cá nhân kiểu như số CMTND hay tài khoản ngân hàng không?
* Nhà tuyển dụng có yêu cầu bạn phải trả tiền để được xem xét hay nhận công việc không?
Bạn cũng nên thận trọng với những lời mời chào công việc không đòi hỏi ứng viên phải gửi kèm hồ sơ cũng như cho rằng kinh nghiệm là không cần thiết. Trong một “thế giới thực”, mọi công việc đều yêu cầu bạn phải làm điều gì đó, vì thế, hãy luôn kiên định với quan điểm, một thông báo tuyển dụng thực sự sẽ luôn nói rõ những yêu cầu ở bạn để có thể đảm nhiệm công việc.
Thận trọng với những lá thư không mời
Giống như phép màu, một ngày đẹp trời nào đó, trong hòm thư điện tử của bạn bất chợt xuất hiện một quảng cáo tuyển dụng về việc làm tại nhà. Làm thế nào mà người chủ bức thư đó lại biết bạn đang có nhu cầu tìm việc chứ?
“Mọi phép màu đều có thể xảy ra, nhưng không phải qua đường… thư rác”, xin bạn hãy cho điều này. Nếu bạn nhận được một email không mời theo kiểu này, rất có thể, đó là kết quả của một tin tặc nào đó sau khi “vớ được” địa chỉ email của bạn trên một diễn đàn có nhiều người tìm việc ghé thăm. Hãy chuyển ngay email đó vào thùng thư rác, đừng nhấn vào đường link “remove me from this list” (loại tôi ra khỏi danh sách) thường được đặt ở phía cuối trang. Những đường link như thế này thường được các tin tặc sử dụng để biết địa chỉ email của bạn đang được sử dụng, và chúng sẽ tiếp tục sử dụng địa chỉ email này để tung nhiều thư rác hơn nữa trong thời gian tới.
Tìm hiểu kỹ thông tin
Nếu bạn tin mình đã tìm được việc làm thực sự, hãy kiểm tra thêm về nó để có càng nhiều thông tin càng tốt. Càng tìm hiểu kỹ, bạn càng tránh được nguy cơ trở thành nạn nhân của các trò lừa đảo trên mạng. Những thủ thuật trong việc tìm hiểu một công ty gồm:
* Xem xét website của công ty.
* Tìm kiếm trên mạng theo cách search trên Google (chẳng hạn) tên của công ty đó kèm theo các từ khóa như “phàn nàn” hay “thư rác”,… để xem có ai đó khác đã có những phản hồi nào về nó không.
* Nếu có thể, bạn có thể thông qua cơ quan quản lý các doanh nghiệp để xem mức độ đánh giá của họ về công ty này như thế nào.
* Nếu sau mọi tìm hiểu, bạn vẫn còn nghi ngờ, hãy quẳng “cơ hội việc làm” đó đi để tìm cơ hội khác thực sự bạn nhé!