Tôi không muốn nghỉ, nhưng tôi không thích sếp tôi

Lượt xem: 26,882

"Môi trường không còn phù hợp với mục tiêu sự nghiệp" - cho dù bạn viết như thế, nhưng thực lòng thì chính vị sếp bắt nạt đã buộc bạn phải ra đi. Bạn không còn phải chịu ấm ức ở công ty hiện tại nữa, nếu bạn biết cách áp dụng các mẹo cần thiết.

Ai chẳng từng gặp phải các vị sếp tệ hại ít nhất 1 - 2 lần trong đời. Đến mức người ta có câu: “Nhân viên không bỏ công ty, nhân viên bỏ sếp”.

Và đó cũng không phải hiện tượng hiếm thấy. Một khảo sát của công ty tư vấn lãnh đạo toàn cầu DDI cho thấy: 57% nhân sự đã bỏ việc do không hài lòng với sếp của họ. Ngoài ra, 32% khác cân nhắc nghỉ cũng vì lý do trên.

Tôi không muốn nghỉ, nhưng tôi không thích sếp tôi
Một số vị sếp thích la hét vào mặt nhân viên để khẳng định quyền lực

‘Nhận chân’ sếp tồi

một số biểu hiện dễ dàng nhận ra ở một vị sếp tồi, như:

- Quan tâm đến nhu cầu của bản thân hơn là nhiệm vụ hoặc nhóm

- Không quan tâm những ý kiến ​​và phản hồi mang tính xây dựng của nhân viên

- Không có khả năng suy nghĩ xa hơn các mục tiêu ngắn hạn

- Do dự khi đối mặt với thách thức

- Cảm xúc bất ổn và bộc phát

- Có xu hướng chỉ trích nhân viên nơi công cộng

- Không có khả năng truyền đạt ý tưởng và mục tiêu một cách hiệu quả

- Không chịu trách nhiệm cá nhân về những thất bại trong quản lý

- Thiếu độ tin cậy và không tuân thủ các cam kết

- Không muốn giao trách nhiệm cho cấp dưới

Nếu sếp của bạn có vài hoặc hầu hết những sai sót như trên thì gần như chắc chắn là một nhà quản lý tồi. Lời khuyên của CareerViet là bạn nên cân nhắc chuyển việc trước khi phải gánh chịu những hậu quả không đáng. Và nghỉ việc thì đơn giản, nhưng nghỉ việc mà không phải ấm ức, cũng không gây bất lợi cho tương lai của bản thân mới gọi là “cao thủ”.

Tại sao nên nghỉ khi vẫn đang “trời yên biển lặng”?

Nghỉ việc, dù điều kiện công việc đang rất tốt là để tránh cho bạn bị bắt nạt, bị chèn ép hoặc phải gánh chịu những lỗi không phải do bạn gây ra. 

Điều này cũng để tránh cho bạn rơi vào cảnh bước ra khỏi cửa trong tâm trạng giận dữ, thiếu kiểm soát. Có thể bạn sẽ hả hê ít nhiều khi hét vào mặt sếp rằng họ không ra gì, hoặc đơn giản là không thèm nói gì và nghỉ việc luôn.

Tình huống này rất có thể gây ra hậu quả lâu dài, khiến mọi người trong công ty không dám giới thiệu bạn đến những vị trí việc làm mới. Hoặc xì-căng-đan của bạn lan truyền khắp ngành, khiến các công ty ngại tuyển dụng bạn. Bởi kiểu nhân viên có hành vi không chuyên nghiệp là điều tất cả các công ty muốn tránh để khỏi ảnh hưởng đến danh tiếng trong tương lai.

“Bật bãi” sếp mà vẫn giữ được sự nghiệp

Nếu bạn đã ở trong tình huống không thể ra đi trong yên bình, thì đây là các mẹo để giúp bạn bắt sếp chịu hậu quả mà không đốt cháy cây cầu việc làm của chính mình:

1. Ghi lại bất kỳ hành vi độc hại nào từ sếp của bạn

Trước khi nghỉ việc, bạn nên ghi lại tất cả những lần mà sếp có hành vi tiêu cực với bạn. Tài liệu đó phải đủ thông tin: chuyện gì đã xảy ra, ngày xảy ra và những người liên quan. Giữ hồ sơ này ở nhà, để trong tình huống xấu nhất, khi sếp quyết nhắm vào bạn dù vì lý do gì, thì bạn cũng có thể nghỉ việc một cách đàng hoàng chứ không phải là phải nghỉ vì bị kỷ luật. Ngày nay, một số công ty ở Việt Nam cũng bắt đầu có cuộc phỏng vấn sau khi kết thúc hợp đồng, đây chính là lúc bạn có thể cung cấp hồ sơ cho bộ phận nhân sự để chia sẻ về những bất công bạn đã gặp phải.

Ghi lại bất kỳ hành vi độc hại nào từ sếp của bạn
Tức giận nhưng bạn vẫn cần nghĩ đến con đường sự nghiệp tương lai

2. Xin đánh giá - giới thiệu trước khi nghỉ việc

Bạn chẳng hy vọng gì được sếp hiện tại sẵn lòng đánh giá cao bạn trong hồ sơ xin việc. Thay vì hỏi anh ta, hãy thử hỏi sự giúp đỡ của một người quản lý khác trong công ty, hoặc của một đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm mà bạn tin tưởng và tôn trọng.  Tóm lại, hãy tìm một người nào đó trong công ty hiểu giá trị của bạn để được hỗ trợ nếu cần.

3. Không phàn nàn về công việc hiện tại khi phỏng vấn

Chắc chắn nhiều nhà tuyển dụng sẽ hỏi tại sao bạn lại rời bỏ công việc hiện tại. Dù bạn có những lý do hoàn toàn chính đáng, nhưng tiếc là vẫn không nên phàn nàn về sếp hiện tại, vì điều đó có thể khiến bạn trông giống như một nhân viên bất mãn. Và ấn tượng tiêu cực đó có thể lấn át hết các điểm mạnh về năng lực của bạn - mục tiêu của cuộc phỏng vấn. 

Cũng nên tránh nói về việc bạn đi tìm điểm đến mới với đồng nghiệp. Khả năng tin tức đó sẽ bị rò rỉ cho cấp trên hiện tại và làm cho một tình huống vốn đã độc hại lại càng trở nên thù địch hơn.

4. Cố gắng tránh bỏ việc mà không báo trước

Tránh nghỉ việc một cách thiếu chuyên nghiệp, trừ những tình huống được cho phép theo quy định pháp luật.

Vì việc nghỉ việc đột ngột khiến thiệt hại cho công ty có thể rất nặng nề. Nếu bạn đã hẹn nghỉ sau 1 tuần, ít nhất cũng hãy xuất hiện ở công ty trong từng ấy thời gian.
Có thể sếp sẽ không bỏ lỡ cơ hội để cư xử tiêu cực, nhưng không ai có thể nói bạn là người thiếu chuyên nghiệp. 

5. Tránh cả vỏ dừa lẫn vỏ dưa

Bạn đã nghỉ việc vì một vị sếp không ra gì, đừng để điều đó tái diễn với công ty mới. Hãy tìm hiểu tất cả những gì bạn có thể về vị sếp tiếp theo cũng như phong cách quản lý của họ. Nếu có thể, hãy hỏi các nhân viên khác về môi trường làm việc hoặc kiểm tra các đánh giá của công ty trên một số diễn đàn việc làm.

 

Ảnh: Pexels

 

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay