Tôi muốn nghỉ việc ngay tuần đầu tiên!

Lượt xem: 25,428

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Tuần làm việc đầu tiên trong suy nghĩ của nhân viên văn phòng tưởng chừng như rất nhẹ nhàng và thoải mái vì thời gian này chủ yếu để làm quen với đồng nghiệp, môi trường làm việc và bắt nhịp công việc mới. Thế nhưng trên thực tế, đây lại là những ngày vô cùng quan trọng quyết định đến tương lai gắn bó lâu dài về sau của đôi bên.

Cho dù đã đổi qua bao nhiêu công ty đi nữa, chắc hẳn rằng khi là “lính mới” bạn vẫn sẽ trải qua vô vàn cung bậc cảm xúc khác nhau trong những ngày làm việc đầu tiên. Bởi đây là lúc công ty cùng người lao động bắt đầu làm quen và đánh giá về nhau. Mọi thứ đều lạ lẫm và nhất nhất cử động đều được ghi nhận Khi đó, nếu có ấn tượng ban đầu không tốt về công ty thì số đông người đi làm có xu hướng nghỉ việc ngay vì tin rằng "đầu không xuôi thì đuôi không lọt". Hơn thế nữa, như câu nói vui “chia tay sớm bớt đau khổ” mà mọi người vẫn khuyên nhau, nhiều người có cảm giác muốn nghỉ việc ngay trong tuần đầu tiên vì không muốn gắng gượng chịu đựng thêm “mối quan hệ” được dự cảm trước là chẳng thể kéo dài.

Thường thì các suy nghĩ thế này có vẻ đã đủ trở thành lý lẽ để bạn ra quyết định “tháo chạy” ngay sau vài ngày thử việc. Tuy nhiên, có bao giờ bạn nghĩ ngược lại hoặc chậm đi một chút mà suy xét rằng: Liệu tôi có quá nóng vội hoặc chủ quan hay không?

Trước khi làm theo sự mách bảo của cảm tính, hãy cùng cân nhắc một vài điều về việc chính thức quyết định một sự dừng lại hay đi tiếp, nếu bạn đang rơi vào trường hợp vừa mới gia nhập công ty nhưng đã muốn bỏ cuộc ngay sau tuần thử việc đầu tiên.

1. Tự rà soát nguyên nhân

Đối diện với cảm giác không hài lòng và suy nghĩ thất vọng, bạn nên là người đầu tiên tự rà soát lại nguyên nhân thực sự cho chính mình. Hãy đặt ra các câu hỏi rồi trả lời một cách trung thực, rốt ráo và thấu đáo: Bạn thấy lạc lõng? Quá tải thông tin? Khác biệt về văn hoá công sở? Công việc thực tế không như mô tả khi phỏng vấn? Hay còn điều gì khác nữa? Hãy liệt kê tất cả và tuần tự giải quyết từng khúc mắc một với bản thân.

Có thể bạn không ngờ đến, nhưng thực sự quá trình tự vấn và tự kiểm nghiệm sẽ khai mở cho bạn rất nhiều điều ý nghĩa không chỉ trong hiện tại mà còn giá trị cho cả chặng đường sự nghiệp tương lai: Bạn chín chắn, đa chiều và biết cảm thông.

2. Chủ động tạo ra buổi trao đổi thân tình và cởi mở

Đừng chỉ đột ngột gửi một email thông báo nghỉ việc mà hãy chủ động liên hệ với bộ phận nhân sự hoặc sếp quản lý trực tiếp nhằm sắp xếp thời gian gặp mặt và tìm cho mình cơ hội để trao đổi thẳng thắn với công ty về những điều chưa ổn thoả, cảm giác bạn hiện có và nguyên do muốn nghỉ việc. Đồng thời chia sẻ những điều mà công ty có thể hỗ trợ cũng như giải quyết cho bạn. Biết đâu đấy, chỉ một cuộc trò chuyện thôi mà sau đó cục diện lại thay đổi thì sao nhỉ? Và hãy luôn nhớ rằng, điều này cũng thể hiện sự chuyên nghiệp và giữ hình ảnh đẹp của bạn trong mắt nhà tuyển dụng để tránh việc bị lưu lại “vết xấu” trong sự nghiệp của mình.

 

3. Phương án "câu giờ"

Tuỳ vào tình huống và hoàn cảnh thực tế, nếu nhận thấy tâm trạng mình tốt hơn và công ty cũng lắng nghe tâm tư đồng thời tiếp thu những đóng góp của bạn, hãy thử ở lại thêm một thời gian nữa, ví dụ như là hai tuần hoặc ít nhất một tháng! Với một môi trường mới, bạn cần cho bản thân có thêm một cơ hội và nhiều thời gian hơn để khám phá tường tận, trải nghiệm toàn diện và học cách nỗ lực hoà nhập.

Sau đó, tuỳ thuộc vào diễn biến tiếp theo mà ra quyết định chính xác. Sẽ rất tuyệt nếu bạn may mắn tìm thấy được cảm hứng cho công việc và hiểu hơn về công ty, chúc mừng bạn với “bến đỗ” mới! Còn nếu ngược lại, bạn vẫn tin rằng mình thiếu mất lý do để tiếp tục đóng góp cho nơi này, thì xem như những ngày vừa qua bạn đã tạo điều kiện thuận lợi giúp công ty có đủ thời gian tuyển chọn lại một người mới phù hợp hơn, cũng như cho bản thân thêm thời gian tìm kiếm công việc khác ưng ý hơn.

4. Phòng hơn chữa

Nghĩa là (nếu đã đọc bài viết này, trong những lần thử việc tiếp theo, bạn phải nhớ hành động thật sớm ngay khi những “mầm mống” của sự tháo chạy còn chưa xuất hiện).

Bạn nên nhớ rằng ấn tượng đầu tiên mang lại nhiều hiệu ứng hơn cách nghĩ thông thường. Do đó, hãy chuẩn bị một tâm lý thoải mái để đón nhận những sự thay đổi tại môi trường mới. Tìm hiểu về các đòi hỏi, kỳ vọng dành cho bạn trong công việc, những kỹ năng phẩm chất cần đáp ứng cũng như chủ động tìm hiểu thêm về văn hoá, môi trường công ty thông qua các mối quan hệ bạn bè hoặc thông tin đánh giá trên các kênh trực tuyến và mạng internet trước khi chính thức bắt đầu làm việc để tránh tình huống bị choáng ngợp trước quá nhiều sự khác biệt hoặc là sốc văn hoá ở môi trường làm việc mới.

Không có nơi làm việc nào là hoàn hảo tuyệt đối và cũng không có ai hoặc việc gì sẽ luôn luôn vừa khớp với nhau cả. Năm bảy ngày làm việc và cảm nhận không hẳn là quá ngắn nhưng chưa đủ để bạn hiểu biết tất cả, nên đừng vội vàng để rồi đôi khi về sau phải tiếc nuối! Vấn đề cốt lõi là bạn cần xác định được mình cần gì và tổ chức bạn vừa gia nhập có tiềm năng đáp ứng tốt hay không. Chúc bạn luôn có những ngày làm việc thật suôn sẻ và hiệu quả trong những lần “chạm ngõ” công việc buổi ban đầu nhé!

(Nguồn hình: Internet)

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay