Top 9 câu hỏi phỏng vấn ngành truyền thông bao đậu

Lượt xem: 7,534

Bạn đã từng trải qua những buổi phỏng vấn căng thẳng, cảm thấy như mình đang ở trong vòng xoáy của những câu hỏi không lường trước khi muốn tham gia vào ngành truyền thông? Trong bài viết này, CareerViet sẽ tiết lộ cho bạn Top 9 câu hỏi phỏng vấn thường gặp để chinh phục nhà tuyển dụng và ghi tên mình vào vị trí Nhân viên truyền thông nhé!

>> Xem thêm:

Các yêu cầu cơ bản cho ngành truyền thông

Dưới đây là danh sách những yêu cầu cơ bản mà bạn cần phải đáp ứng để tỏa sáng trong cuộc đua phỏng vấn vào vị trí nhân viên truyền thông:

  • Kỹ năng giao tiếp xuất sắc: Truyền thông, hiểu theo cách đơn giản chính là việc truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả đến với công chúng. Do đó, bạn cần phải biết cách sáng tạo và chọn lọc từ ngữ phù hợp để thể hiện thông điệp một cách rõ ràng và thuyết phục.
  • Hiểu biết về truyền thông đa phương tiện: Bạn cần có những kỹ năng từ cơ bản đến thành thạo khi làm việc với các phương tiện truyền thông, bao gồm cả mạng xã hội, video, hình ảnh và âm thanh... Bạn cần phải biết cách sử dụng các công cụ và nền tảng truyền thông để tạo nội dung hấp dẫn, thu hút hấp dẫn và phù hợp với mục tiêu của từng doanh nghiệp.
  • Nắm vững kiến thức về ngành: Để có thể truyền thông một cách hiệu quả, bạn cần phải hiểu sâu về các hoạt động của doanh nghiệp hoặc dự án này họ đã thực hiện trước đó. Những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu được cách định hình thông điệp một cách đúng đắn và phản ánh được giá trị của tổ chức.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Trong nhiều trường hợp, nhân viên truyền thông sẽ phải làm việc cùng với nhiều bộ phận khác nhau trong tổ chức. Chính vì thế, kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác và thích nghi với những thay đổi cũng là một điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.
  • Sự sáng tạo và tư duy phân tích: Khả năng tạo ra ý tưởng mới và phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu suất truyền thông là một phần không thể thiếu của công việc này. Do đó, vị trí này đòi hỏi bạn phải liên tục phát huy khả năng sáng tạo và cả khả năng đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Nhân viên truyền thông khá phổ biến hiện nay

Trong thời đại truyền thông mạnh mẽ, nhân viên truyền thông là vị trí nhiều bạn trẻ lựa chọn - Nguồn: Internet

Các câu hỏi chung thường gặp tại buổi phỏng vấn

Giới thiệu bản thân

Câu hỏi này thường xuất hiện ở phần đầu của buổi phỏng vấn để làm quen và tạo sự thoải mái. Khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này, họ không cần bạn giới thiệu quá chi tiết về thông tin cá nhân, bởi vì họ đã nhìn thấy chúng thông qua CV của bạn. Đối với câu hỏi này, bạn nên giới thiệu một cách tổng quan về bản thân, có thể là tên, học vấn và chú trọng vào những điểm nổi bật về kinh nghiệm làm việc về lĩnh vực truyền thông. 

Dựa vào những yếu tố nào mà bạn nghĩ bản thân phù hợp với ngành truyền thông

Đây chính là cơ hội để bạn thể hiện sự phù hợp của mình đối với vị trí ứng tuyển. Bạn hãy tự tin đề cập đến những kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức của bạn về truyền thông. Nếu có thể, bạn cũng nên liên kết những điểm mạnh của bạn với yêu cầu cụ thể của vị trí, ví dụ: Khả năng viết, làm việc với phương tiện truyền thông số hóa hoặc kỹ năng quản lý các dự án truyền thông…

Dựa vào mô tả công việc đã được đăng tải, bạn tự nhận xét bản thân đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm?

Bạn hãy trả lời câu hỏi này bằng cách tự đánh giá bản thân một cách chân thành và dựa trên hiểu biết sâu về công việc. Chú ý nêu rõ những khả năng và kinh nghiệm mà bạn cảm thấy đã đáp ứng các yêu cầu trong mô tả công việc. Bạn cũng có thể nhấn mạnh rằng bạn có tinh thần học hỏi và sẵn sàng phát triển thêm những kỹ năng cần thiết nếu được tuyển dụng.

>> Xem thêm:

Các câu hỏi chung thường gặp tại buổi phỏng vấn của ngành truyền thông

Các câu hỏi chung thường gặp tại buổi phỏng vấn - Nguồn: Internet

Top 9 câu hỏi phỏng vấn trình độ chuyên môn ngành Truyền thông

  • Bạn có dự định nào để nâng cao danh tiếng cho thương hiệu của chúng tôi không?

Bạn có thể thảo luận về việc tạo ra chiến lược truyền thông dựa trên nghiên cứu và phân tích thị trường. Đồng thời, nêu rõ cách bạn sẽ tận dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, các sự kiện để xây dựng và quản lý danh tiếng thương hiệu của công ty.

Điều quan trọng nhất là bạn cần thể hiện được sự am hiểu về thông tin, các chiến dịch truyền thông, định vị công ty của họ trên thị trường... Đây là cách tuyệt vời nhất để bạn chứng minh bạn thật sự nghiêm túc tìm hiểu và muốn đóng góp cho công ty nếu được tuyển dụng vào ngành truyền thông với vị trí nhân viên truyền thông.

>> Xem thêm: Gợi ý trả lời 7 câu phỏng vấn khó nhằn

  • Bạn có những kinh nghiệm nào để đối phó với khủng hoảng truyền thông của công ty?

Bạn có thể chia sẻ trải nghiệm trong việc quản lý khủng hoảng truyền thông ở công ty trước hoặc các dự án nhỏ tại trường, lớp mà bạn tham gia. Bạn cần nêu rõ các bước cụ thể mà bạn đã thực hiện để ổn định tình hình và khôi phục danh tiếng của công ty hay câu lạc bộ.

Nếu chưa có kinh nghiệm xử lý khủng hoảng truyền thông trước đây, bạn hoàn toàn có thể đưa ra một ví dụ về khủng hoảng của tổ chức nào đó. Bạn có thể trình bày cho nhà tuyển dụng quan điểm về góc nhìn và hướng giải quyết nếu bạn được đảm nhận xử lý khủng hoảng đó.

  • Khi có nhiều bất đồng quan điểm trong việc triển khai chiến dịch PR với cấp trên, bạn sẽ làm gì?

Bạn đề cập đến việc tìm kiếm sự đồng thuận thông qua thảo luận và lắng nghe các quan điểm khác nhau. Hãy nêu rõ sự quan trọng của việc đảm bảo rằng chiến dịch PR phù hợp với mục tiêu chung của công ty và giải quyết bất đồng quan điểm một cách xây dựng.

Bạn có thể đưa ra ví dụ cụ thể về vấn đề bất đồng với cấp trên mà bạn đã trải qua. Từ đó, bạn nên đề cập đến việc tìm kiếm sự đồng thuận bằng cách thảo luận và lắng nghe. Hơn cả vấn đề hòa thuận với cấp trên, bạn hãy luôn thể hiện rõ quan điểm ưu tiên tiến độ và sự thành công của chiến dịch PR lên hàng đầu. Thông qua đó, các nhà tuyển dụng sẽ cảm nhận được bạn là người công tư phân minh, luôn hướng đến mục tiêu chung của công ty và giải quyết bất hòa một cách thiện chí.

  • Hãy mô tả chi tiết về cách bạn sẽ xác định và tiếp cận đối tượng mục tiêu trong những chiến dịch PR của chúng tôi?

Bạn có thể trình bày về việc sử dụng nghiên cứu thị trường để hiểu rõ đối tượng mục tiêu, đồng thời nêu rõ cách bạn sẽ tạo ra nội dung và thông điệp để thu hút và tương tác với công chúng qua các kênh truyền thông thích hợp. Và đừng quên thể hiện những hiểu biết của bạn về thông tin, chiến dịch PR đã và đang thực thiện của doanh nghiệp thông qua câu hỏi này. 

>> Xem thêm:

Kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông tích hợp là điểm cộng lớn
Kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông tích hợp chính là “điểm cộng”rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng - Nguồn: Internet

  • Làm thế nào để bạn có thể tạo ra các thông điệp truyền thông một cách hiệu quả nhất?

Bạn nên đề cập đến việc nghiên cứu đối tượng mục tiêu, thấu hiểu sâu về sản phẩm hoặc dịch vụ và sử dụng kỹ năng viết và thiết kế để tạo ra thông điệp thú vị, thuyết phục và gợi cảm. Đồng thời, bạn cũng nên nêu rõ việc đánh giá và tối ưu hóa thông điệp dựa trên phản hồi và dữ liệu khách hàng.

  • Bạn đã từng tham gia vào một chiến dịch truyền thông nào có thành công không? Hãy mô tả chi tiết về nó.

Khi ứng tuyển vào vị trí này, chắc hẳn bạn đã từng tham gia vào ít nhất một chiến dịch truyền thông quy mô lớn nhỏ. Dựa vào trải nghiệm của bản thân, bạn hãy trình bày một ví dụ cụ thể về một chiến dịch truyền thông thành công nhất mà bạn đã tham gia. 

Bạn nên chú ý trình bày cụ thể nhưng phải súc tích, bao gồm mục tiêu đã đặt ra, chiến lược bạn đã sử dụng, kết quả bạn đã đạt được và vai trò cụ thể của bạn trong việc thực hiện chiến dịch. Nếu chiến dịch chưa thật sự thành công như mong đợi, bạn hãy nêu rõ ra những “bước đi” nào chưa thật sự hiệu quả và rút kinh nghiệm như thế nào cho các chiến dịch sau đó, bạn đã chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng ứng dụng kiến thức và kỹ năng của bạn trong thực tế đối với ngành truyền thông. 

>> Xem thêm: Điều nên và không nên khi trả lời phỏng vấn

  • Làm thế nào bạn đánh giá hiệu quả của một chiến dịch truyền thông?

Bạn có thể đề cập đến việc sử dụng các chỉ số cụ thể như tăng tỷ lệ tương tác trên mạng xã hội, tăng lưu lượng trang web hoặc tăng nhận thức về thương hiệu. Bên cạnh đó, bạn nên nêu rõ việc sử dụng công cụ phân tích và đo lường để đánh giá hiệu suất và thực hiện điều chỉnh chiến lược truyền thông khi cần thiết. 

  • Làm thế nào để bạn xây dựng và duy trì một mối quan hệ tốt với các phương tiện truyền thông?

Câu trả lời của bạn phải luôn hướng đến thiện chí về việc xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin cậy và tương tác mang tính tích cực. Bạn có thể đề xuất cách cung cấp thông tin chất lượng và hữu ích cho phương tiện truyền thông, hỗ trợ họ trong công việc nghiên cứu, tạo nội dung, thiết lập kế hoạch gặp gỡ và trao đổi thông tin thường xuyên.

>> Xem thêm: Chế ngự 10 nỗi sợ hãi trong buổi phỏng vấn đầu tiên

  • Bạn nghĩ gì về tầm quan trọng của việc sử dụng nền tảng truyền thông xã hội trong chiến lược truyền thông?

Đối với câu hỏi này, bạn cần nêu rõ vai trò quan trọng của mạng xã hội trong việc tương tác với khách hàng và xây dựng thương hiệu. Bạn cũng có thể nói về việc sử dụng nền tảng truyền thông xã hội để tạo nội dung tương tác, quản lý các khủng hoảng truyền thông và theo dõi phản hồi của khách hàng. Bằng cách này, bạn đã thể hiện được với nhà tuyển dụng bạn là người có kiến thức về xu hướng truyền thông hiện đại.

>> Xem thêm: 

Kết luận

Trong cuộc hành trình "Chinh phục tuyển dụng với Top 5 câu hỏi phỏng vấn dành cho ngành truyền thông", CareerViet đã cùng bạn khám phá những khía cạnh quan trọng nhất của quá trình phỏng vấn trong lĩnh vực này. Như chúng ta đã thấy, sự thành công không chỉ đến từ việc trả lời các câu hỏi một cách thông minh và tự tin mà còn từ khả năng biểu đạt và khả năng thể hiện bản thân.

Để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn một cách tốt nhất, bạn cần hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bạn thân khi thuyết phục nhà tuyển dụng. Nếu bạn đã sẵn sàng ứng tuyển vào ngành Truyền thông, hãy truy cập ngay vào CareerViet để ứng tuyển và tìm việc làm nhé!

Top những việc làm phổ biến hiện nay:

Việc làm Nhân viên kinh doanh | Việc làm Sales Admin | Việc làm Giáo viên tiếng Anh | Việc làm Nhân viên hành chính nhân sự | Việc làm Nhân viên văn phòng | Việc làm Tester | Việc làm Tài xế | Việc làm Data Analyst | Việc làm Digital Marketing | Việc làm Lễ tân

Top những tỉnh thành tuyển dụng nhiều nhất:

Việc làm TPHCM | Việc làm Đồng Nai | Việc làm Vũng Tàu | Việc làm Hà Nam | Việc làm Hà Nội | Việc làm Hải Dương | Việc làm Lai Châu | Việc làm Đà Nẵng | Việc làm Phú Yên | Việc làm Bình Thuận

Bài viết khác

Cùng CareerViet tìm hiểu freelancer là gì, những lợi ích, thách thức của nghề này, và cách bắt đầu làm freelancer tại Việt Nam để tăng thu nhập hiệu quả.

Xem thêm

Interview là gì? Tìm hiểu cách chuẩn bị và trả lời phỏng vấn hiệu quả với các kỹ năng, lời khuyên và những bí quyết giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Xem thêm

Giới thiệu bản thân thường là câu hỏi đầu tiên trong buổi phỏng vấn và cũng là yếu tố then chốt chinh phục nhà tuyển dụng. Xem ngay cách giới thiệu sao cho ấn tượng nhé!

Xem thêm

Phỏng vấn là bước quan trọng quyết định thành công trong hành trình tìm kiếm việc làm. Để ghi điểm với nhà tuyển dụng và tự tin chinh phục vị trí ứng tuyển, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và kỹ năng mềm. Trong bài viết này, CareerViet sẽ chia sẻ bí quyết hiệu quả giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé!

Xem thêm

Project Manager là vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kiểm soát dự án cho đến khi dự án kết thúc

Xem thêm

Thực tập sinh chính là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, khám phá con đường sự nghiệp, tạo cho mình một lợi thế trên thị trường, tạo môi trường năng động

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay