Tra chữ C trong từ điển lãnh đạo

Lượt xem: 18,269

Nếu một người ở cương vị lãnh đạo, quản lý muốn tự làm cho mình và tổ chức của mình khác biệt hơn so với đối thủ cạnh tranh, người đó cần "tra" và nắm vững các từ bắt đầu bằng chữ C trong cuốn "Từ điển dành cho lãnh đạo".

Tra chữ C trong từ điển lãnh đạo

Theo một cuộc khảo sát của TSN - một công ty chuyên về nghiên cứu thị trường, có ít hơn 1/3 số người giám sát và quản lý được xem là nhà lãnh đạo giỏi. Kết quả đó nghĩa là một lượng lớn số người ở vị trí lãnh đạo, quản lý nhưng không được xem là lãnh đạo.
Theo cuộc khảo sát này, 40% nhân viên không cảm thấy mối liên hệ từ ông chủ của họ. 2/3 nhân viên không xác định được hoặc không được động viên để hướng đến các mục tiêu của tổ chức. 25% nhân viên làm việc chỉ để lĩnh lương.

Mọi thứ có thể được cải thiện nếu một người ở vị trí lãnh đạo nắm vững các chữ C sau đây trong "Từ điển dành cho lãnh đạo" sau đây:

Tính cách (Character)

Người ta sẽ không đi theo người nào đó trong một thời gian dài nếu họ không tin tưởng. Nhân viên chẳng chóng thì chầy sẽ đưa ra kết luận về những phán đoán nghèo nàn của bạn cũng như khả năng kém cỏi trong việc dẫn dắt tổ chức, hành động thiếu kiên quyết... Các nhà lãnh đạo phải đáng tin cậy để mang lại những kết quả bền vững.

Quan tâm (Caring)

Có một câu cổ ngữ: "Người ta sẽ không quan tâm anh biết nhiều thế nào cho đến khi họ biết anh quan tâm nhiều thế nào". Khi Lou Holtz làm huấn luyện viên trưởng của đội bóng trường đại học Notre Dame, câu hỏi mà ông ta dùng để hỏi các cầu thủ của mình khi chọn lựa họ là: "Tôi có thể tin anh?" và "Anh có quan tâm đến tôi, đến đồng đội và đến Notre Dame?" Ông ta không muốn một cầu thủ có động cơ cá nhân và không đặt quan tâm của nhóm lên trên trong đội hình.

Ông ta cũng nói nếu các cầu thủ không tin rằng anh ta có thể tin tưởng vào huấn luyện viên và cảm thấy được quan tâm trở lại, anh ta không nên mong muốn trở thành một thành viên của đội. Các nhà lãnh đạo thể hiện họ quan tâm đến nhóm một cách cá nhân và chuyên nghiệp.

Gắn kết (Commitment)

Những người chiến thắng làm những điều mà người thua cuộc không làm được. Lãnh đạo cũng như vậy. Họ làm những điều mà người quản lý kém cỏi không làm được. Quy tắc số một của Sam Walton - người sáng lập nên chuỗi cửa hàng Wal - Mart, người để lại những dấu ấn riêng trong ngành công nghiệp bán lẻ - là gắn kết với tổ chức. "Tin tưởng nó hơn bất kỳ ai khác".

Tôi nghĩ tôi đã vượt qua một trong những thiếu sót cá nhân của tôi bằng niềm đam mê mà tôi dành cho công việc. Tôi không biết bạn sinh ra đã có niềm đam mê này, hoặc bạn có thể học được nó hay chưa nhưng tôi biết chắc chắn là bạn cần nó".

Tự tin (Confident)

Các nhà lãnh đạo biết họ đang đi đâu và họ chứng minh bằng lời nói và hành động mà người khác không thể nghi ngờ về những điều họ đang đến. Hơn nữa, họ làm cho bạn muốn đi cùng với họ. Họ cũng làm bạn thấm nhuần sự tự tin. Họ làm cho bạn tin vào chính bản thân và tin vào nhóm.

Trong cuốn sách viết về cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, "Việc lãnh đạo của Reagan" (Reagan on Leadership), tác giả James Strock liệt kê những thành tích của Reagan và kết luận rằng: "Trên tất cả, Reagan đã khôi phục niềm tin vào chính mình của nước Mỹ".

Truyền đạt (Communication)

Các nhà lãnh đạo có tầm nhìn và phải truyền đạt được tầm nhìn ấy. Trong cuốn sách về lãnh đạo của mình, Rudolph Giuliani - cựu thị trưởng nổi tiếng của thành phố New York - đã chia sẻ sự kiên định trong việc duy trì các cuộc họp buổi sáng hàng ngày. "Tôi xem nó như là nền tảng không thể thiếu trong việc thực hiện các chức năng trong bất kỳ tổ chức nào. Chúng tôi làm được rất nhiều trong giờ đầu tiên đó bởi vì việc truyền đạt luôn luôn rõ ràng".

Để mọi người biết rõ mình đang đứng đâu, các nhà lãnh đạo cũng là những người lắng nghe. Hãy chắc chắn là bạn không lọc thông tin. Những nhà quản lý hàng đầu cần nhiều loại thông tin, tốt, xấu đặc biệt là thông tin xấu. Đây là lý do tại sao cần có một bộ máy để đảm bảo thu thập các nguồn tin từ tất cả các ngả khác nhau.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay