Trắc nghiệm: vì sao bạn vẫn "giậm chân tại chỗ"?

Lượt xem: 31,389

Bạn đã cố gắng hết sức trong công việc cũng như tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp và sếp, thế nhưng sự nghiệp của bạn vẫn giậm chân tại chỗ.

Để biết vấn đề nằm ở đâu, mời bạn làm bài trắc nghiệm dưới đây. Với mỗi câu hỏi bạn chọn câu trả lời theo từng cấp độ: luôn đúng, đôi khi đúng, đôi khi sai, luôn sai và không rõ.

1. Khi làm gì sai, tốt nhất là nên đổ lỗi cho người khác hơn là đứng ra chịu trách nhiệm.

2. Tôi thể hiện sự thất vọng, bực tức khi thấy người tôi cho là không có năng lực được thăng chức.

3. Tôi là kiểu người đam mê với công việc, làm gì cũng gắng hết sức nhưng tôi lại không có kế hoạch cụ thể cho tương lai.

4. Khi đối mặt với vấn đề nào đó, thay vì tốn thời gian để suy tính trước sau, tôi thường quyết định luôn.

5. Tôi là kiểu người luôn nhìn vấn đề ở khía cạnh tiêu cực trước khi nghĩ đến khía cạnh tích cực của nó.

6. Tôi luôn lo lắng rằng tôi không có tố chất của người thành công.

7. Tôi là người luôn rõ “trắng, đen” và cảm thấy khó chịu khi có ai đó cho rằng quan điểm của tôi là không nên.

8. Tôi không giỏi trong việc đưa ra lời khuyên để giúp ai đó, trong công việc cũng như trong cuộc sống.

9. Tôi biết tôi có thể học hỏi những kỹ năng từ các đồng nghiệp nhưng tôi vẫn thích thực hiện công việc theo cách của riêng tôi.

10. Tôi thường không thích nói chuyện quá nhiều với sếp bởi tôi cảm thấy như vậy là nịnh bợ.

11. Tôi chú ý đến thất bại của tôi nhiều hơn thành công và đôi khi tôi băn khoăn về giá trị của tôi tại công ty.

12. Đôi khi tôi không thể tập trung vào công việc, vì vậy tôi không hoàn thành công việc đúng thời hạn.

13. Tôi cảm thấy tất cả đồng nghiệp đều giỏi hơn tôi. Họ có nhiều kinh nghiệm, học vấn và kỹ năng trong công việc.

14. Tôi cảm thấy không hài lòng về vị trí công việc hiện tại của tôi, tôi nghĩ mình xứng đáng được nhận nhiều hơn thế.

15. Tôi cảm thấy các vấn đề cá nhân của tôi đang “can thiệp” vào công việc, vào cả mối quan hệ với các đồng nghiệp và sếp.

16. Tôi thường dùng điện thoại của công ty cho mục đích cá nhân.

17. Tôi nghĩ việc công ty có một cố vấn dày dạn kinh nghiệm là không cần thiết.

18. Tôi thấy công việc của mình khá tốt và không có nhiều khó khăn.

19. Tôi cảm thấy các đồng nghiệp nghĩ tôi kém cỏi và không xứng đáng nhận được công việc hiện tại.

20. Mỗi khi tôi cảm thấy mình đang tiến gần đến một thành công lớn thì lại có cảm giác bất an và sau đó mọi việc đến không tốt như mong đợi.

Đáp án

Với mỗi câu trả lời:

- Luôn đúng: 5 điểm
- Đôi khi đúng: 4 điểm
- Đôi khi sai: 3 điểm
- Luôn đúng: 2 điểm
- Không rõ: 1 điểm

Nếu điểm số của bạn từ 75-100: Chính bạn đang “hủy hoại” công việc của mình. Bạn có thể đang làm rất tốt công việc hiện tại nhưng bạn sẽ không bao giờ thăng tiến được trong sự nghiệp nếu bạn không thay đổi thái độ và cách cư xử trong công việc và đối với các đồng nghiệp.

Nếu điểm số của bạn từ 50-74: Sự nghiệp của bạn "giậm chân tại chỗ" một phần nguyên nhân đến từ bạn. Bạn nên tiếp xúc với các đồng nghiệp nhiều hơn và tìm hiểu xem họ nghĩ gì về bạn và có điều gì bạn nên thay đổi.

Nếu điểm số của bạn dưới 50: Bạn hãy tiếp tục làm việc với thái độ tích cực và luôn hướng về phía trước.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay