Tránh những sai lầm trong tìm việc
Lượt xem: 13,018
“Trong cuộc phỏng vấn, một ứng viên cố gắng hối lộ tôi. Cô ta thực sự muốn có được công việc và sẵn sàng trả tôi tiền để được tuyển dụng bất kể là bao nhiêu.”
Đó là tâm sự của một nhà tuyển dụng trong một lần phỏng vấn các ứng viên xin việc. Anh cho rằng, lỗi của ứng viên đó thực sự làm anh cảm thấy buồn cười và không thể chấp nhận được.
Dưới đây là những lời chia sẻ của nhà tuyển dụng về lỗi mà các ứng viên thường mắc phải và cách phòng tránh chúng.
“Một người đàn ông đã gửi CV. Trong khi đó, từ ngữ trong CV rất nhiều chỗ viết sai chính tả và thậm chí là có cả một vết bẩn của nước cam rớt vào.”
Đơn xin việc bị mắc lỗi hoặc bị dơ bẩn đều thể hiện sự cẩu thả và thiếu thận trọng, tất nhiên nó sẽ để lại ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng. Do đó, muốn chuyên nghiệp, hãy kiểm tra lại toàn bộ giấy tờ trong hồ sơ để đảm bảo rằng chúng không bị mắc bất kỳ lỗi nào.
“Một ứng viên đã viết vào đơn xin việc rằng sếp của anh ta là một người xuẩn ngốc vì thế anh ta phải rời bỏ công ty.”
Những lời nói xấu về sếp cũ, về đồng nghiệp trong thư xin việc hoặc trong buổi phỏng vấn thực sự rất nguy hiểm. Đối với một người thì đó chỉ là một từ nhỏ, nhưng sếp cũ có thể là bạn chơi golf của nhà tuyển dụng thì sao? Ngoài ra, những từ có ý nghĩa tiêu cực dường như sẽ làm cho bạn nhỏ mọn hơn. Cách tốt nhất là thể hiện tài ứng xử khi thảo luận về những thách thức trong công việc cũ.
“Một ứng viên đã có thái độ khiếm nhã với trợ lý”
Khi đến công ty phỏng vấn, bạn cần phải thể hiện sự tôn trọng, lịch sự và niềm nở đối với tất cả những người mà bạn gặp, từ trưởng phòng, đến thư ký hoặc ngay cả nhân viên thử việc. Nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những đặc điểm về tính cách của bạn bằng việc chú ý đến cách mà bạn đối xử với tất cả mọi người chứ không chỉ là đối với cấp trên. Nhớ rằng: Bạn không bao giờ biết chính xác được ai sẽ là người đưa ra quyết định tuyển dụng.
“Rất nhiều ứng viên thể hiện trước cuộc phỏng vấn trong trang phục chiếc áo sơ mi rách, quần bò và dép lê”
Bạn không bao giờ có cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Nhiều cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng trang phục cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh chuyên nghiệp của bạn. Mặc dù trang phục có thể thoải mái tại nơi làm việc nhưng tại một cuộc phỏng vấn thì đó không phải là thời điểm thích hợp để thể hiện những phong cách ăn mặc khác nhau. Tốt hơn hết, bạn hãy mặc những tranh phục thể hiện đúng ngành nghề của công ty mà bạn đang định xin tuyển, không nên đeo nhiều đồ trang sức và phụ kiện, nước hoa không nên quá đậm mùi.
“Một vài ứng viên chẳng bao giờ nói một câu trong suốt buổi phỏng vấn”
Nhà tuyển dụng có thể đọc được nhiều điểm về các ứng viên ngay cả khi họ không nói ra. Những suy nghĩ, ngôn ngữ không lời có thể tỏ rõ sự thiếu quan tâm, sự lo lắng hoặc là thiếu khả năng giao tiếp của ứng viên đó. Cho nên điều quan trọng là bạn cần phải chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của mình. Dáng đi ẻo lả, khoanh tay hay nhai kẹo cao su hoặc nét mặt căng thẳng có thể bộc lộ những thông điệp tiêu cực. Do đó, hãy tỏ rõ sự tự tin, dáng đi dứt khoát, luôn trong tư thế thoải mái và liên lạc bằng ánh mắt với nụ cười tươi trên khuôn mặt.
“Một ứng viên nữ ngay lập tức đã đề nghị rằng cô ta cần những ngày nghỉ.”
Khi bước vào cuộc phỏng vấn, bạn cần phải nhận rõ rằng bạn có thể làm gì và cống hiến như thế nào để xây dựng công ty và cái mà bạn không thể làm được. Cũng không nên nói với nhà tuyển dụng về cái mà họ cần phải làm cho bạn. Ví dụ, không nên đề cập quá sớm về lương bổng, về việc thăng tiến và thời gian nghỉ. Một khi yêu cầu công việc của bạn đã được chấp thuận, khi đó, bạn hãy thảo luận về tiền lương, những lợi ích và chế độ nghỉ.
“Một ứng viên sau khi được hỏi rằng anh ta đã làm gì trong thời gian chờ việc thì ứng viên đó nói rằng anh ta ở nhà xem Tivi”
Nhà tuyển dụng thực sự chán ngắt với câu trả lời như vậy vì nó thể hiện bạn là người không quan tâm đến công việc, không chịu khó trau dồi và phát triển tài năng. Cho nên, khi được hỏi câu này, các ứng viên cần thể hiện sự không ngừng xây dựng các kỹ năng chuyên môn của mình chẳng hạn như tham gia vào các khóa hoặc về máy tính tại trường đại học, xung phong trong các tổ chức phi lợi nhuận để xây dựng khả năng hoặc tạo mối quan hệ trong lĩnh vực của mình.