Trên bước đường thành công
Lượt xem: 13,109Thành công không tự nhiên đến. Thành công có những nguyên tắc và bí quyết riêng của nó.
Làm công việc mình yêu thích
Bạn cảm thấy công việc hiện tại đã quá nhàm chán nhưng vẫn gắng sức “đeo bám” với hy vọng rồi cũng sẽ đến lúc được tăng lương, được thăng cấp…Bạn nhầm to rồi. Chỉ chăm chỉ thôi không giúp bạn thành công. Răm rắp làm theo mệnh lệnh chỉ khiến năng lực và khả năng của bạn bị triệt tiêu.
Nếu công việc hiện tại thực sự không còn phù hợp, hãy mạnh dạn tìm cho mình một niềm đam mê mới.
Lập kế hoạch làm việc
Thực hiện công việc theo thời gian biểu hay có sự sắp xếp trước là vô cùng cần thiết. Tránh làm việc tùy tiện, theo cảm tính, “thích thì làm, chán thì bỏ, bận thì để mai”. Sắp xếp thời gian hợp lý, tận dụng hiệu quả từng phút mỗi ngày để tạo nên thành công.
Tận dụng thời gian chứ đừng lạm dụng chúng. Bạn nên dành dịp cuối tuần để nghỉ ngơi, thư giãn, nạp thêm năng lượng. Bạn sẽ đạt năng suất cao hơn rất nhiều khi biết làm việc hết mình và nghỉ ngơi hợp lý.
Không đối phó với sếp
Đối đầu gay gắt với sếp chỉ khiến sự nghiệp của bạn tàn lụi sớm mà thôi. Đây là cuộc chiến mà bạn không thể thắng trong bất cứ trường hợp nào.
Đưa ra các ý kiến khác nhau và thảo luận, đó là thường là cách giúp các doanh nghiệp và tập thể tìm ra được những quyết định đúng đắn nhất. Các cuộc tranh luận với sếp là điều cần thiết nhưng đừng để chúng biến quan hệ của bạn và sếp trở nên căng thẳng. Không để “chiến sự leo thang”.
Hiểu biết và cảm thông với sếp
“Biết người biết ta - trăm trận trăm thắng”, vậy bạn hiểu sếp của bạn ở mức độ nào? Sếp ưa thích cách báo cáo nào hơn: qua e-mail, bằng điện thoại, hay đối thoại trực tiếp? Sếp thích một trợ thủ có tính cách thế nào: kín tiếng, cởi mở hay thông minh? Nguyên tắc số một trong giao tiếp với cấp trên, đó là kín đáo thực hiện theo cách mà họ muốn và làm họ hài lòng.
Cập nhật thông tin
Cách dễ dàng và nhanh chóng để trở thành một chuyên gia về bất cứ một lĩnh vực nào, đó là đọc sách.
Thân thiết với đồng nghiệp
Nhận biết tính cách, năng lực, sở trường của đồng nghiệp để từ đó biết cách giao tiếp và điều chỉnh bản thân. Hiểu đồng nghiệp để giữ độ hài hòa trong các cuộc tranh luận công việc. Tốt hơn hết là bạn cần học cách làm việc trong môi trường cạnh tranh, bởi đồng nghiệp vừa là bạn vừa là đối thủ.
Tinh thần cầu tiến
Nếu bạn là một nhân viên giỏi, bạn sẽ sớm được cất nhắc lên vị trí công tác cao hơn. Rất có thể bạn được đẩy lên một chiếc ghế mà bạn không mong muốn. Vì vậy, tốt hơn cả là hãy từ đề nghị. Thẳng thắn trình bày ưu, nhược, mối quan tâm cũng như niềm đam mê của bạn cho sếp nghe.
Chập nhận gian khó
Sự cạnh tranh về lợi ích là một phần tất yếu nơi công sở. Công ty càng lớn thì cạnh tranh càng phức tạp và khắc nghiệt. Mọi người có thể thi đua sòng phẳng, lành mạnh nhưng cũng cần đề phòng những kẻ chơi không đẹp, sẵn sàng dùng thủ đoạn. Mỗi người có chiến thuật riêng của họ. Yêu cầu đặt ra là bạn phải hiểu rõ ai tham gia cuộc đua và xác định đúng đắn chiến thuật của họ cũng như của mình để cạnh tranh hiệu quả nhất.
Đừng làm ra vẻ “ta đây”
Làm ra vẻ biết tuốt là hành vi thường gặp ở những kẻ thích ôm đồm tất cả vào mình. Điều này thường gây khó chịu cho người khác và bạn sẽ bị đánh giá là “thùng rỗng kêu to”.
Chuẩn bị kỹ cho việc “thăng tiến”
Sau nhiều sự cống hiến nỗ lực, đã đến lúc bạn giành được vị trí công tác mà bạn hằng mong muốn. Hãy chắc chắn là bạn đã sẵn sàng để tiếp nhận nó. Trong bài “diễn văn” ra mắt, bạn cần giới thiệu sao cho mọi người hiểu được con người và cách làm việc của bạn. Không nên dài dòng, không hứa hão. Hãy tỏ ra nhiệt thành và giản dị.
Sự nghiệp của rất nhiều người bị tàn lụi ngay từ khi mới khai sinh. Để không rơi vào hoàn cảnh này, buổi ra mắt của bạn cần được chuẩn bị thật kỹ.