Triết lý dùng người của Sony
Lượt xem: 38,244Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Hiện nay, một số việc làm như shopee tuyển dụng, giám sát an toàn,việc làm tiếng Nhật, cộng tác viên, việc làm Bình Dương, việc làm online,... được đánh giá là những việc làm hot. Trong triết lý kinh doanh của Sony, tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới luôn là: "Doanh nghiệp sẽ thành công nếu mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều có đầy đủ những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu".
Triết lý trong kinh doanh của Sony, tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới luôn là: “Doanh nghiệp sẽ thành công nếu mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều có đầy đủ những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu”.
Sony luôn coi trọng khả năng làm việc của các nhân viên. Theo hãng thì một sản phẩm được làm ra sẽ chỉ hoàn hảo nếu do những “người thợ” thật sự lành nghề làm ra bằng cả tài năng và tâm huyết của mình.
Sony luôn muốn các nhân viên của mình có năng lực hoàn thành công việc một cách hoàn hảo nhất. Làm việc tại Sony các nhân viên sẽ được trả lương xứng đáng theo năng lực. Sony sẽ không hề tiếc tiền để giữ chân một nhân viên giỏi.
Một số nhân viên của Sony hẳn chưa thể có ngay những kỹ năng cần thiết và Sony sẵn sàng cho họ tham gia các khóa đào tạo phù hợp với trình độ của từng người. Phần lớn nhân viên đều đánh giá tốt những cơ hội được học hỏi thêm như vậy và chính là động cơ để họ có thể làm việc có hiệu suất cao hơn.
Sau đây là hai hình thức đào tạo phổ biến nhất của Sony:
- Đào tạo trên thực hành công việc: Đây là hình thức đào tạo kỹ năng mới cho nhân viên ngay trong các xưởng sản xuất ôtô của Sony khắp nơi trên thế giới.
- Các khóa đào tạo ngoài: Hình thức đào tạo này tốn kém hơn và chỉ phù hợp với các kỹ năng phức tạp.
Ngoài ra, trong công tác tổ chức, quản lý nhân sự của Sony thì không thể thiếu yêu cầu đánh giá kết quả công việc. Mục đích của việc đánh giá kết quả công việc là để cải thiện hiệu suất làm việc.
Đánh giá kết quả công việc của nhân viên luôn là một việc không dễ dàng. Tuy nhiên, Sony cho rằng nếu hãng đã có sẵn bản mô tả công việc chi tiết và thông báo rõ yêu cầu công việc cho nhân viên thì mọi việc sẽ thuận lợi hơn nhiều.
Nếu nhân viên của Sony hoàn thành xuất sắc một công việc nào đó, Sony sẽ thông báo cho họ biết càng sớm càng tốt bằng cách thể hiện sự đánh giá cao kết quả làm việc của họ. Nếu nhân viên làm một việc nào đó chưa tốt, Sony cũng giải thích rõ vấn đề cho nhân viên để họ có cơ hội sửa sai.
Sony cũng tìm hiểu xem liệu nhân viên đã hiểu rõ yêu cầu nhiệm vụ cần hoàn thành và kết quả cần có hay chưa. Nếu nhân viên đó đã thực sự hiểu rõ nhiệm vụ của mình thì Sony sẽ tiến hành kiểm tra lại năng lực làm việc của họ.
Sony luôn nghĩ tới kế hoạch đào tạo thêm cho nhân viên. Đồng thời, trong buổi trao đổi này, các nhà quản lý của hãng cũng nêu rõ Sony chờ đợi có được kết quả làm việc như thế nào ở nhân viên và thời hạn cho công việc đó là bao lâu. Nếu kết quả làm việc của nhân viên này sau một thời gian vẫn không tiến triển tốt hơn thì có thể chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên đó.