Trở thành nhà lãnh đạo về cảm xúc

Lượt xem: 12,281
Nếu có một câu hỏi đặt ra: Điều gì ảnh hưởng lớn nhất đến sự hoạt động của công ty bạn, sẽ có rất nhiều câu trả lời. Song có một câu trả lời sẽ khiến bạn vô cùng ngạc nhiên: Đó chính là tâm trạng, tính khí của người lãnh đạo.


Đối với những người quản trị, sự tự nhận thức, thông cảm và mối quan hệ hòa hợp của họ với những người khác có ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động của bản thân họ. Không những vậy, theo nghiên cứu mới đây cho thấy, những đặc trưng cảm xúc của một nhà lãnh đạo còn ảnh hưởng đến hành vi và tâm trạng của những người khác. Trong tâm lý học, người ta gọi đó là sự lây lan về cảm xúc. Nó giống giống với câu phương ngôn: "Hãy cười với mọi người, cả thế giới sẽ mỉm cười với bạn".

Những tin tức về cảm xúc của lãnh đạo có sức lan tỏa rất mạnh. Nó lan truyền khắp tổ chức giống như một luồng điện. Những ông chủ hay ngã lòng, phiền muộn hoặc thô lỗ thường tạo ra những tổ chức "bị nhiễm độc" với những con người kém cỏi và tiêu cực. Nhưng nếu bạn là một lãnh đạo lạc quan vui vẻ và truyền cảm hứng, bạn sẽ giúp tạo ra những nhân viên tích cực - những người có thể chế ngự và giải quyết được thách thức cam go nhất.

Lãnh đạo về cảm xúc không chỉ đơn thuần là tạo cho mình một khuôn mặt cảm xúc giả tạo, mà là hiểu được ảnh hưởng của mình đối với người khác để sau đó có những điều chỉnh về tâm trạng và thái độ sao cho phù hợp. Đây có thể coi là một quá trình tự khám phá khó khăn, song lại rất cần thiết trước khi bạn thực hiện trách nhiệm lãnh đạo của mình.

Vậy làm thế nào để tăng cường sự lãnh đạo về cảm xúc?

Nếu như có ai đó chân thành nói với bạn về việc biểu hiện cảm xúc của bạn có ảnh hưởng thế nào với tập thể nhân viên, tự bạn hãy cân nhắc điều đó với 5 câu hỏi sau:

1. Bạn muốn trở thành ai?

- Hình dung ra bạn là một nhà lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn, bạn thấy gì?

Ví dụ: Sofia là nhà quản lý cấp cao. Bà thường quản lý người khác ở cấp vi mô để đảm bảo rằng mọi công việc được thực hiện "đúng". Bà thường hay hình dung trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả cho công ty của riêng trong tương lai, có các mối quan hệ tin tưởng với những người cùng làm việc. Bà thấy mình thoải mái, vui vẻ và có quyền hành. Những hình dùng này cho thấy lỗ hổng trong cảm xúc hiện tại của bà.

2. Hiện tại bạn là ai?

- Để nhìn nhận phong cách lãnh đạo của mình như người khác nhìn nhận, hãy thu thập phản hồi từ mọi phía, từ những người đồng cấp cho tới cấp dưới. Hãy nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của mình để xác định xem cái nào cần phát huy, cái nào cần hạn chế.

3. Làm thế nào để thực hiện mong muốn của mình?

- Lên kế hoạch để thu hẹp khoảng trống giữa con người của bạn với con người mà bạn muốn trở thành.

Ví dụ: Giám đốc marketing Juan là người khó tính, hay gắt gỏng. Chịu trách nhiệm phát triển công ty, anh ta cần khích lệ người khác và giữ tinh thần lạc quan như một huấn luyện viên có tầm nhìn. Để hiểu người khác, anh ta quyết định làm huấn luyện bóng đá, đi tình nguyện ở một trung tâm có sự cố và tìm hiểu nhân viên cấp dưới thông qua các cuộc gặp bên ngoài công việc. Những tình huống mới đó đã khơi dậy và kích thích anh phá vỡ những thói quen cũ và thử áp dụng những hành vi ứng xử mới.

4. Làm thế nào để thay đổi những thói quen và cách cư xử cố hữu?

- Liên tục thực hiện lại những cách ứng xử mới cả về thể chất lẫn tinh thần cho tới khi nó trở thành hành vi tự động của mình.

Ví dụ: Tom, một quản trị, muốn học cách làm thế nào để huấn luyện người khác hơn là khiển trách và trừng phạt nhân viên. Anh dành ra chút thời gian để tự hình dung nếu như có một cuộc gặp khó khăn với một nhân viên, thì anh sẽ phải hỏi những gì, và lắng nghe những gì, nhẩm trong óc xem làm thế nào để xóa bỏ thói nóng nảy, mất bình tĩnh của mình. Bài tập này chuẩn bị cho anh tiếp nhận những cách cư xử mới trong những cuộc gặp thực tế.

5. Ai là người có thể giúp bạn?

- Đừng cố xây dựng những kỹ năng cảm xúc một mình. Hãy xác định xem ai là người có thể giúp bạn trong quá trình khó khăn này. Những nhà quản lý ở công ty Unilever thành lập nên các tổ chức học tập. Họ giúp nhau củng cố vững vàng hơn khả năng lãnh đạo bằng việc trao đổi thẳng thắn các phản hồi và tăng cường sự tin tưởng mạnh mẽ với nhau.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay