Từ điển ABC nghệ thuật kinh doanh
Lượt xem: 13,509Thực tế cho thấy giữa các chủ doanh nghiệp đã thành đạt đều có rất nhiều điểm chung. Hãy hình dung: nếu tất cả các chủ doanh nghiệp đó chia sẻ những giá trị và đặc tính chung của họ với mọi người, thì việc khởi sự và điều hành công ty của bạn chắc sẽ dễ dàng như đánh vần bảng chữ cái ABC. Vậy chúng ta cùng nhau điểm lại bài học vỡ lòng này nhé!
A - Thái độ tích cực (Attitude). Việc có được một thái độ, quan điểm tốt sẽ tạo cho bạn một sức lôi cuốn tuyệt vời trong con mắt những nhân viên tài năng vào bất cứ thời điểm nào dù tốt hay xấu. Vậy thế nào là một thái độ đúng? Chắc chắn trên con đường kinh doanh, bạn không thể tránh khỏi những khó khăn vấp váp, dù thế nào cũng luôn giữ một cái nhìn lạc quan và sự suy nghĩ tích cực. Điều này sẽ lan tỏa tới mọi người xung quanh và giữ họ ở lại với bạn trong suốt cuộc hành trình.
B - Kiên định (Bold). Cho dù hoàn cảnh hiện tại của bạn đang thế nào đi chăng nữa, thì vẫn phải giữ vững lập trường và không từ bỏ mục tiêu. Trong nhiều trường hợp, bạn thấy được những cơ hội mà nhiều người khác không thấy, vì vậy đừng lưỡng lự nếu phải mạo hiểm. Hãy ghi nhớ, một chủ doanh nghiệp bao giờ cũng kiên định, không bao giờ để những giấc mơ của mình lụi tàn.
C - Lịch thiệp, say mê & bộc trực (Courteous, charming & candid). Ở những chủ doanh nghiệp thành đạt nhất ba tính cách này thường hoà quyện với nhau rất tuyệt vời.
D - Kiên quyết (Determined) biến những ý tưởng thành hiện thực.
E - Sinh lực (Energy). Mọi người đều bàn về tầm quan trọng của các kỹ năng quản lý thời gian, nhưng việc quản lý sinh lực của bạn cũng không kém phần quan trọng. Đừng phí sức vào những việc vô ích.
F – Trọng tâm (Staying Focused). Hãy luôn giữ vững trọng tâm vào những vấn đề quan trọng chứ không phải các yếu tố tiểu tiết.
G - Hoà đồng và rộng lượng (Gregarious and generous) Những đặc tính này sẽ giúp bạn kết giao thêm nhiều bạn mới trước khi bạn cần đến chúng. Quan hệ là nền tảng vững chắc cho các hoạt động kinh doanh . Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của những cử chỉ thân thiện nhỏ, vì điều này mọi người sẽ yêu mến và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong những lúc khó khăn.
H (Humor) - Hài hước. Hóm hỉnh mọi nơi mọi lúc sẽ giúp bạn vượt qua nhiều đêm dài khó khăn. Một lời đùa vui vẻ hay một lời bình luận dí dỏm có thể có tác dụng rất lớn, tạo ra một sức sống mới cho bầu không khí đang căng thẳng, ngột ngạt.
I - Cách tân (Innovation) là chìa khoá cho sự sáng tạo và tăng trưởng trong kinh doanh ngày nay.
J - Khả năng xử lý (Juggle) nhiều nhiệm vụ trong cùng lúc mà không xao lãng bất cứ việc nào là phẩm chất tuyệt vời và rất cần thiết.
K - Độc đáo (Kooky). Mỗi một chủ doanh nghiệp đều có một vài ý tưởng độc đáo nào đó, chỉ cần đợi cơ hội, thành công sẽ đến. Những ý tưởng táo bạo có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong kinh doanh kéo theo sự thành công bất ngờ.
L - Dẫn dắt (Lead). Những chủ doanh nghiệp thành đạt nhất luôn biết cách dẫn dắt mọi người đi theo con đường mà họ đã định ra.
M - Người thầy giáo ( Mentor ). Hãy là một người thầy giáo, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức với những người khác. Chính bạn là người đã mở ra một hướng đi mới và mọi người đi theo bạn, vậy thì ai nếu không phải là bạn sẽ dạy họ đi trên con đường này.
N - Tự nhiên (Naturally). Hãy biến nghệ thuật làm chủ doanh nghiệp trở nên tự nhiên như một phần trong ADN di truyền của bạn, Các chủ doanh nghiệp nhiều phần được sinh ra hơn là được tạo thành. Hãy thể hiện thật nhuần nhuyễn các điểm mạnh của mình để đạt được những kết quả tuyệt vời nhất.
O - Lạc quan (Optimistic) nhưng cũng rất R - thực tế (Realistic) là hai đặc tính quan trọng. Nó sẽ giúp bạn có được lối suy nghĩ sáng tạo để giải quyết các vấn đề khó khăn phát sinh, tìm thấy những câu trả lời khả khi điều hành các hoạt động kinh doanh.
P (Pleasantly persistent) - kỹ năng duy trì độ cân bằng thích hợp: bền bỉ mà vẫn thoải mái. Hai yếu tố này rất khó nhuần nhuyễn. Thành công không chỉ cần một ý tưởng lớn mà còn phải bền gan, nhưng đừng “lên gân” quá kẻo mất sức mà không đi được xa.
Q - Đặt câu hỏi (Question) với vị trí hiện tại của mình và không bao giờ tự thoả mãn. Những chủ doanh nghiệp thành đạt luôn đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau để khám phá những cơ hội và vấn đề mới.
R - đặc biệt (Remarkable). Trong thế giới kinh doanh ngày nay, bạn phải thực sự đặc biệt ở một mặt nào đó để nổi bật lên so với các đối thủ cạnh tranh. Việc bắt chước những gì người khác đã làm sẽ không đưa bạn đến đâu cả. Làm một điều gì đó tốt hơn các đối thủ cạnh tranh là yếu tố sống còn.
S – Có chiến lược (Strategic) nhưng cũng biết tận dụng tối đa khi thời cơ xuất hiện. Có trong tay một tấm bản đồ, bạn có thể biết rõ những lối ngoặt, những đường tắt để đến đích một cách ngoạn mục. Nhưng bạn cũng cần phải có tầm nhìn để có thể nhận ra cái đích nào xứng đáng để vẽ bản đồ đi tới.
T - Nền tảng chuyên môn (Technically competent). Không có nhiều con đường tắt đến với mục tiêu, vì vậy bạn phải trang bị cho mình một nền tảng kiến thức để cải thiện khả năng.
U - Điềm tĩnh (Unflappable). Khi mọi việc không xảy ra như ý muốn, những chủ doanh nghiệp vĩ đại luôn bình tĩnh đối mặt với thách thức.
V - Tạo dựng giá trị (Value). Trong mắt các khách hàng, các chủ doanh nghiệp phải là một tập hợp các giá trị nào đó hữu ích đối với họ.
W - Ấn tượng (Wow). Để khách hàng nhớ mãi, các chủ doanh nghiệp phải để lại những ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng qua mỗi lần tiếp xúc.
X - trải nghiệm khác thường (eXtraodinary eXperiences). Mỗi một lần mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ đối với khách hàng lại là một trải nghiệm thú vị mới. Điều này sẽ đưa khách hàng quay trở lại nhiều lần hơn trong tương lai.
Y - Những người trẻ mãi không già (Young at heart). Các ông chủ thành công không bao giờ đánh mất tính tò mò và sự ham học hỏi. Đôi mắt họ luôn loé sáng khi họ cảm thấy phấn khích vì một ý tưởng tuyệt vời nào đó.
Z - Nhiệt huyết (Zealous) với cuộc sống. Hơn tất cả, các chủ doanh nghiệp nên luôn tâm niệm rằng cớ sao cứ phải băn khoăn lo lắng, hãy thoải mái bất cứ khi nào có thể!
Vậy, trong tương lai, nếu bạn phải đương đầu với một bức tường đá hay sa lầy trên đường đi, hãy điểm lại từ điển ABC - Nghệ thuật làm chủ doanh nghiệp. Và đặt cho mình câu hỏi: “Tại sao mình lựa chọn con đường này, chắc phải có một hướng đi nào đó thích hợp hơn chứ!”, rồi bạn sẽ thấy thách thức đang từng bước bị đẩy lùi và thành công sẽ rộng mở trước mắt bạn.