Từ thợ đánh cá trở thành CEO

Lượt xem: 13,545

Trong thời đại mà việc đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cũng như tạo ra được thời gian biểu linh hoạt dường như trở thành quy chuẩn, một CEO đã thừa nhận rằng đó chắc chắn không phải là con đường nhanh nhất để lên tới đỉnh cao.

Con đường dẫn Steve King, CEO của công ty truyền thông Virtela lên vị trí cao nhất có một phần của nghề đánh cá thương mại, nhiều mạo hiểm có tính toán và một sự cân bằng công việc-cuộc sống mà ông gọi là “không thể”.

Với vai trò là CEO, ông là gương mặt tương đối mới đối với công ty Virtela (tham gia vào tháng 05/2008). Cảm giác của ông khi bước vào công ty ở cấp độ cao nhất?

Đây là vị trí CEO thứ ba mà tôi đảm nhiệm trong gần 10 năm qua. Vị trí này rất quen thuộc đối với tôi về nhiều mặt. Điểm khác biệt đó là Virtela là công ty liên doanh về công nghệ nhưng cũng là công ty tạo ra doanh thu, lợi nhuận và phát triển rất nhanh. Bước vào một môi trường không phải tìm kiếm thị trường là một cơ hội rất lớn.

Tên: Steven R. King

Tuổi: 53

Vị trí hiện tại: Chủ tịch và CEO, công ty Virtela Communications (Hoa Kỳ)

Công việc đầu tiên: Công nhân làm vườn

Số năm trong nghề: Hơn 25 năm

Quan niệm về thành công: Mạo hiểm có tính toán, làm việc theo nhóm và làm việc không mệt mỏi

Nhìn lại sự nghiệp của ông, ông bắt đầu với một lĩnh vực rất khác bây giờ, đó là thợ đánh cá tạm thời sau khi kết thúc đại học. Sức hút lúc đó là gì?

Tôi ra trường với suy nghĩ rằng mình sẽ trở thành một nghệ sĩ đồ họa. Khi tôi rẽ vào ngành đánh cá thương mại, tôi tham gia cùng một người bạn thân. Anh ấy nghĩ rằng mua một chiếc thuyền đánh cá để làm việc mùa hè là một ý kiến hay. Chúng tôi lớn lên cùng nhau và luôn mạo hiểm cùng nhau. Tôi làm tất cả mọi thứ có thể để giúp anh ấy và tham gia cùng anh ấy.

Khi ông đưa thuyền ra khơi lần đầu tiên, ông hy vọng kết quả sẽ là gì?

Tất cả chuyện này là một sự phiêu lưu và là cơ hội để giúp một người bạn. Chúng tôi đưa con thuyền cũ kỹ ra khơi vào sáng sớm ngày đầu tiên và ngay lập tức gặp tình huống nan giải. Động cơ của thuyền bị hỏng giữa biển. Nhờ đội cứu hộ bờ biển, chúng tôi mới có thể trở về. Đó là một kinh nghiệm thật khó quên, và nó dạy tôi về vai trò của việc chuẩn bị, bởi vì chúng tôi đã quên làm điều đó. Chúng tôi sửa chữa con thuyền và tiếp tục ra khơi. Nhưng sau đó tôi trở lại với lĩnh vực nghệ thuật đồ họa và kinh doanh.

Ông đã nắm giữ các vị trí quan trọng tại các công ty như eTrade và Zantaz, tại đó ông đã giành được giải thưởng Doanh nhân trẻ của năm nhờ đưa một công ty có giá trị 500.000 USD vào năm 2000 trở thành một doanh nghiệp 100 triệu USD vào năm 2006. Kinh nghiệm và kỹ năng gì ở một người đánh cá giúp ông nhiều nhất trong sự thành công ở vai trò mới?

Điều đó tái khẳng định tầm quan trọng của sự chuẩn bị và của việc cần phải chắc chắn rằng chúng ta có thể thu thập được nhiều dữ liệu nhất về một vấn đề, nhờ đó khi chúng ta mạo hiểm, đó là những mạo hiểm đã được tính toán.

Khi chúng tôi ra khơi lần đầu tiên, chúng tôi không biết mình phải đối mặt với những gì. Một người thợ đánh cá có kinh nghiệm sẽ tìm hiểu thông tin kỹ càng về thời tiết, kiểm tra máy móc cẩn thận. Tìm ra được hướng đi là điều đáng mừng, nhưng bạn không nên lao vào đó một cách hấp tấp.

Ông là người ủng hộ phương pháp lãnh đạo dựa vào nhóm và được biết đến là người thường sử dụng câu “Bạn nghĩ gì?”. Tại sao ông lại thích câu đó?

Tôi bắt đầu sử dụng câu đó từ rất sớm, ngay từ khi nhận công việc quản lý đầu tiên. Thú thực là tôi đã có đôi chút lo sợ bởi những người muốn tôi quyết định thay họ. Tôi không thích họ tìm đến tôi kiếm câu trả lời. Tôi muốn chắc chắn rằng cả nhóm đều tham gia, suy nghĩ và đưa ra những gợi ý. Quan trọng hơn, tôi quan tâm họ nghĩ gì. Tôi không bao giờ nghĩ rằng cách tốt nhất để quản lý một tập thể là theo phong cách chuyên quyền, độc đoán. Quanh chúng tôi là những người giỏi nhất và sáng tạo nhất, chúng tôi cần phải biết tận dụng tối đa tài năng của họ theo những cách hiệu quả nhất.

Xét cho cùng, từ đánh cá đến thiết kế đồ họa rồi thay đổi hoàn toàn với các vị trí trong các công ty nhiều triệu đô la, đâu là chìa khóa dẫn hướng tới con đường trở thành CEO?

Tôi thực ra không lập kế hoạch để trở thành CEO. Vị trí đó không dành cho tất cả mọi người. Làm CEO là một công việc khó và bạn phải hoàn toàn sẵn sàng khi tiếp nhận vị trí đó. Bạn cần phải trơ lì. Đạo đức trong công việc của bạn phải luôn ở trên cao nhất. Không thể nào đạt được sự cân bằng đó. Nếu tôi phải đưa ra chìa khóa, đó chính là sự hỗ trợ vô cùng lớn từ phía gia đình.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay