Tuyệt chiêu dùng..kẻ xấu
Lượt xem: 55,084Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Bất kỳ người lãnh đạo trong công việc nào (data entry, 3D artist, kỹ sư điện tử,...) đều sẽ gặp những gian thần, kẻ tiểu nhân rất khó đối phó. Đối với loại cấp dưới, nhân viên này, lãnh đạo cần phải có thái độ chính xác là:
Tùy thế mà lợi dụng, tuỳ bệnh mà bốc thuốc, nhiệt tình giúp đỡ, phê bình nghiêm khắc, tích cực thúc giục họ sửa chữa lỗi lầm, chuyển hoá theo hướng tốt.
Nhưng ở một số lãnh đạo cào già đối xử với họ như vậy chưa chắc đã làm được, không thể "cao tay" hơn thuật lấy độc trị độc.
Bởi là sử dụng biện pháp thứ hai, một là có thể tiết kiệm được không ít tinh lực và thời gian của lãnh đạo; hai là có thể hoá "hại" thành "lợi" biến đồ bỏ đi thành của quý, tranh thủ đầy đủ những nhân viên này để phục vụ cho mình; ba là chế ngự triệt để những nhân viên này; bốn là thông qua điều khiển họ, thu được không ít niềm vui.
Vì thế, những lãnh đạo này, điều rất thù vị với việc vận dụng thuật lấy "độc trị độc" để đối phó với những nhân viên xấu.
Cái gọi là: "lấy độc trị độc" chính là lợi dụng khuyết điểm sai sót của nhân viên để chế ngự họ; hoặc là lợi dụng mâu thuẫn giữa các nhân viên để lấy nhân viên này chế ngự nhân viên khác. Người lãnh đạo không cần phải ra tay. Các thủ thuật thường thấy là:
1. Lấy độc trị ngay cái độc của người đó.
Nhân vật A rất thích đưa tin về gia đình lãnh đạo, bán rẻ người khác. Nhằm vào điểm xấu này, cố ý cung cấp tin giả, mượn ngay cái miệng của anh ta để truyền đến tai của lãnh đạo khác, tạo nên sai lầm quyết sách của lãnh đạo, từ đó để anh ta bị lãnh đạo này trừng phạt.
Nhân vật B rất thích làm "tay chận" của một vị cấp trên nào đó, theo ý đồ của cấp trên, anh ta "tấn công" những người phản đối cấp trên của anh ta. Nhằm vào thói xấu này, cố ý tạo giả tượng, khiến anh ta nảy ra công kích người nào đó phản đối cấp trên, thực ra người này lại là một kẻ tâm phúc của cấp trên. Kết quả là anh chàng B này định giúp đỡ "sếp" thì lại ngược lại, anh ta sẽ tự cảm thấy sai lầm, đau khổ.
2. Dùng kẻ ác trị kẻ ác.
Một nhân viên nào đó ác tâm, không chịu bất cứ cái gì, không ai trị được anh ta. Người lãnh đạo đem riêng anh ta giao cho một người lãnh đạo cấp trung gian cũng "ác" không kém trị anh ta. Không cần mất nhiều thời gian, nhân viên này sẽ trở thành tử tế.
3. Lấy người "đanh đá" trị người "đanh đá".
Nhân viên C làm việc không chăm chỉ, lại lắm mồm, giỏi khua môi múa mép, không chịu làm việc. Nhân viên D làm việc chậm chạp, làm một ngày, nghỉ một ngày. Lãnh đạo đưa cả hai người vào một bộ phận quy định quy chế các chỉ tiêu chặt chẽ cho họ và chỉ nhân viên D "quản" nhân viên C. Như vậy không ai dựa dẫm vào ai nữa, không hàon thành nhiệm vụ thì bị phạt, lãnh đạo không phải nói nhiều, mà họ đều trở nên chăm chỉ.
4. Lấy gian thần trị gian thần.
Một nhân viên nào đó chỉ thích nhỏ to ở nhà "sếp". Lãnh đạo chủ tâm bố trí cho anh ta vào một bộ phận mà người phụ trách cũng thích kiểu đó. Cả hai đều có tật này, sẽ sinh ra đề phòng nhau, cùng tố giác nhau, cùng tự cảm thấy đau khổ và tự rút ra bài học, dần dần tự thấy vô nghĩa mà bỏ "tật" đó đi.
5. Lấy kẻ bình thường trị kẻ có tài kiêu ngạo.
Một nhân viên A rất tài hoa, nhưng rất kiêu ngạo, coi thường tất cả mọi người. Để chế ngự anh ta, lãnh đạo chủ tâm để anh ta tiếp nhận một nhân viên, một nhân viên dưới quyền tài đức bình thường. Người tài gặp kẻ hèn kém, có lý nói không cũng không có đất dụng võ…Lâu dần, nhuệ khí giảm đi, gai nhọn cũng mòn dần…
6. Lấy người tài trị người tài.
Nhân viên A tài hoa xuất chúng, nhưng rất kiêu ngạo, thường xuyên va chạm với lãnh đạo. Nhân viên B tri thức cũng uyên bác, năng lực hơn người, thường xuyên phát biểu ý kiến không đồng ý trước mặt ban lãnh đạo. "Được hai người từ nay về sau không thể gặp trực tiếp lãnh đạo nữa. Từ nay, hai người sẽ được giao cho một trưởng phòng "đa mưu túc kế" quản lý xem các anh có còn kiêu ngạo được nữa không?".
7. Lấy kẻ tham trị kẻ tham.
Nhân viên A giân trá giảo hoạt, với ai cũng muốn chiếm phần hơn, chưa bao giờ chịu thiệt. Nhân viên B cũng tương tự như thế. Lãnh đạo chủ tâm xếp họ vào một phòng ban, chỉ định anh A quản lý anh B. Do hai người đều có tật xấu này, không ai chịu thiệt, ai cũng muốn giành phần hơn. Dần dần, hai người sẽ hiểu ngầm với nhau, lợi ích chia đều, không ai giành phần ai.
Trên đây là một số thủ thuật phổ biến, nếu vận dụng tốt thì người lãnh đạo cứ ung dung mà ngồi chỉ đạo, công việc vẫn chạy đều đều và hiệu quả.
* Trước tiên phải ổn định những nhân vật nguy hiểm.
Hán Cao Tổ Lưu Bang đời Hán khi lên ngôi, trước hết phong hầu cho những người có công lớn nhất và những người có quan hệ gần gũi nhất. Phần lớn số người còn lại tạm thời chưa phong. Số người này thấy một số người đã được phong hầu, còn mình thì chưa, trong lòng nảy sinh bất mãn, bàn tán xôn xao.
Một hôm, Lưu Bang thấy rất nhiều tướng lĩnh tụ tập bàn tán, liền hỏi Trương Lương: "Họ đang nói gì thế?". Trương Lương trả lời: "Bệ hạ từ khi là người dân dấy binh, nhờ họ mà lấy được thiên hạ. Bây giờ lên làm hoàng đế. Người được ban thưởng đều là Tiên Hà, Tào Tham, những người thân cận hàng ngày. Còn những người bị giết đều là những người mà bệ hạ ghét bỏ.
Nay quan lại bàn tính về chiến công, người có công còn rất nhiều e rằng lấy cả thiên hạ cũng không đủ ban thưởng. Họ sợ không những không được ban thưởng mà còn sợ vì bị bệ hạ xem xét lại những lỗi lầm trước đây mà gặp tai hoạ, cho nên họ làm phản".
Sau khi Lưu Bang nghe xong, vô cùng lo lắng, lo ngại thiênhạ đã tốn bao công sức mới lấy được lại một lần nữa rơi vào tay kẻ khác. Ông ta liền hỏi lại Trương Lương: "Vậy nên làm thế nào bây giờ?". Trương Lương suy nghĩ một lát, hỏi Lưu Bang: "Bệ hạ bình thường ghét ai nhất, mà ai cũng biết chuyện này?" Lưu Bang đáp: "Người bình thường ta ghét nhất là Ung Sỉ. Lúc đầu khởi binh đánh Binh Hương, cử ông ta đi đóng giữ, ông ta phản bội ta sang với Hạng Võ, nhiều lần gây khó dễ cho ta. Về sau lại chạy về với ta. Vì lúc đó ta cần người, mới dùng ông ta. Ta muốn giết ông ta từ lâu rồi, nhưng ông ta lập không ít chiến công, nên ta cũng không tiện giết. Việc ta ghét ông ta, mọi người đều biết".
Trương Lương nghe đến đây bèn nói với Lưu Bang: "Xin bệ hạ phong Ung Sỉ làm hầu. Mọi người thấy Ung Sỉ, người mà bệ hạ ghét nhất được phong hầu tự nhiên sẽ yên".
Sau đó, Lưu Bang Làm theo lời Trương Lương, hạ chiếu bệ hạ phong Ung Sỉ làm hầu. Mọi người thấy Ung Sỉ và mở tiệc rượu thiết bá quan văn vỏ. Đồng thời, ông còn thúc giục thừa tướng, ngự sử mau mau bình công ban thưởng.
Lúc này, các tướng Lĩnh bàn xôn xao thấy việc này vô cùng phấn khởi. Họ nói: "Ung Sỉ, người mà bệ hạ ghét nhất cũng được phong hầu, thì chúng ta có gì mà phải lo lắng". Thế là lòng người đã yên.
Để vỗ về quan lại, quần thần, Lưu Bang chọn ra một người đặc biệt. Người đó chính là người mà ông ghét nhất thì lại dành cho sự tin tưởng cao nhất, không để ý đến chuyện cũ, hiềm khích cũ, dám tin dùng, bằng hành động đặc biệt, phong hầu cho ông ta. Sau khi sử dụng tuyệt chiêu này, khiến bá quan văn võ cảm thấy mình được Lưu Bang tôn trọng, không lâu sau họ đã ổn định. Vì thế Lưu Bang tránh được một cuộc nổi loạn, giữ vững được giang sơn.