“Tuyệt chiêu” tìm việc trong năm 2012

Lượt xem: 17,622

Năm mới với nguồn sinh khí, tinh thần và năng lượng mới chắc chắn sẽ mang nhiều may mắn cho sự nghiệp của bạn. Dù bạn mới tốt nghiệp hay đang có ý định tìm việc mới, nếu có chiến lược đúng đắn, bạn sẽ sớm tìm được công việc "trong mơ".

 
Dưới đây là 10 lời khuyên giúp bạn tìm việc thành công trong năm mới:


Thực hiện một chiến lược tìm việc toàn diện
 
Sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đứng cùng các ứng viên khác.
Bạn không thể cứ gửi hồ sơ xin việc một cách tràn lan mà không có kế hoạch cụ thể. Làm như vậy là bạn đang lãng phí thời gian của chính mình cũng như nhà tuyển dụng. Thay vào đó, hãy đọc cẩn thận từng tin tuyển nhân viên và xác định xem bạn có đáp ứng được phần lớn các yêu cầu công việc hay không. Nếu những kỹ năng của bạn phù hợp, sau đó, hãy dành thời gian để "chăm chút" cho CV và thư xin việc sao cho tương thích với vị trí tuyển dụng. Bạn không nên sử dụng một mẫu CV và thư xin việc cho tất cả vị trí mình ứng tuyển.
 
Xác định nguyện vọng và điểm mạnh của bản thân
 
Đáp án cho câu hỏi "Mình thực sự muốn điều gì ở một công việc?" có thể rất thực tế là tiền lương, trợ cấp. Nhưng thật sự, điều bạn mong muốn ở sự nghiệp không chỉ là tiền bạc. Đó có thể là thỏa mãn niềm đam mê, thử thách bản thân, mở rộng mối quan hệ... Bằng cách xác định mục tiêu của mình đối với công việc, bạn sẽ tìm được công việc mình ưng ý nhất.
 
Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành thời gian để đánh giá những điểm mạnh của mình, tận dụng chúng để thuyết phục nhà tuyển dụng. Ngoài ra, hãy chú ý tới sự xuất hiện của bạn trên Internet như Facebook, blog. Đảm bảo rằng chúng phải chuyên nghiệp bởi ngày càng có nhiều nhà tuyển dụng kiểm tra ứng việc qua các kênh này.


Đa dạng hoá cách thức tìm việc
 
Hiện có rất nhiều công cụ tìm việc: qua Internet, báo chí, công ty giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm, người quen giới thiệu... Bạn nên cố gắng thực hiện tất cả cách thức đó thay vì chỉ bó hẹp tìm việc qua trang web yêu thích của mình. Càng đa dạng trong cách tìm việc, bạn càng nhận được nhiều cơ hội và sự lựa chọn để chọn ra công việc phù hợp nhất.
 
Đánh giá khả năng và không ngừng nâng cao năng lực
 
Quá trình tìm việc kéo dài có thể khiến những kỹ năng của bạn trở nên lỗi thời. Hãy tích cực "mãi giũa" nền tảng kỹ năng của mình bằng cách tham gia các khoá học trực tuyến hay lớp học thêm buổi tối. Bạn cũng có thể cân nhắc khả năng quay lại trường học để học lên cao hơn nếu tình hình tài chính của bạn cho phép. Bằng cấp cao góp phần không nhỏ giúp bạn dễ tìm việc hơn.
 
Chuyên nghiệp và nổi bật
 
Sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đứng cùng các ứng viên khác. Và nếu bạn tìm thấy công việc mình muốn và có đủ khả năng đảm nhận, hãy làm gì đó khiến bạn nổi bật và được nhà tuyển dụng hay người phỏng vấn nhớ tới. Chẳng hạn, trước khi nộp hồ sơ, bạn có thể tìm kiếm thông tin của nhà tuyển dụng hay trưởng phòng của vị trí tuyển dụng đó và liên lạc trực tiếp với anh/ cô ấy. Giới thiệu ngắn gọn về bản thân và cho họ biết rằng bạn ứng tuyển cho vị trí và muốn được cung cấp thông tin cụ thể hơn. Tuy nhiên, đừng nói dài dòng hay vòng vo như làm phiền họ.
 
Tìm kiếm lời khuyên
 
Lời khuyên từ những người đã có kinh nghiệm sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Bạn có thể tránh được "vết xe đổ" của họ và hành động đúng đắn. Vì thế, đừng ngại ngần lắng nghe những câu chuyện tìm việc thành công và thất bại của người thân, bạn bè, hàng xóm, người cố vấn... Bạn cũng có thể tham gia các cuộc hội thảo chuyên đề, sự kiện nghề nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực của bạn để xây dựng các mối quan hệ cũng như cập nhật thông tin cho bản thân.
 
Chia nhỏ mục tiêu
 
Mục tiêu chung của bạn là tìm được một công việc và hãy chia nó thành các mục tiêu nhỏ hơn. Chẳng hạn, hàng tháng tham gia một diễn đàn nghề nghiệp liên quan tới lĩnh vực hay làm công việc tình nguyện cho một tổ chức phi chính phủ để củng cố nền tảng kỹ năng hay mỗi ngày dành 30 phút để luyện tập phỏng vấn. Hãy lập một danh sách những việc cần làm để đạt được mục tiêu lớn và đánh giá những việc đã hoàn thành. Cứ như thế, bạn sẽ thấy nhanh chóng tiến tới con đường thành công hơn.
 
Luôn sẵn sàng
 
Bạn không thể đoán trước khi nào nhà tuyển dụng sẽ gọi điện hẹn phỏng vấn hay yêu cầu phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại, vì thế, hãy luôn trong tư thế sẵn sàng. Hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời cho những câu hỏi phỏng vấn thường gặp, dẫn chứng cho những điểm tốt của mình, hay thông tin về người tham khảo của bạn. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng luôn là yếu tố hàng đầu giúp bạn thành công.
 
Suy nghĩ tích cực
 
Suy nghĩa tích cực sẽ dẫn tới những kết quả tích cực. Tất nhiên, trong quá trình tìm việc sẽ có những lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng. Nhưng bạn không được đầu hàng và coi đó là cơ hội để nhìn nhận lại bản thân. Hãy lạc quan rằng luôn luôn có một công việc lý tưởng dành cho bạn. Bạn càng suy nghia tích cực, càng có nhiều người sẵn sàng giúp đỡ bạn.
 
Cân bằng cuộc sống
 
Quá trình tìm việc có thể khiến bạn kiệt sức. Nhưng hãy cố gắng cân bằng, dành thời gian nghỉ ngơi, nói chuyện với gia đình, bạn bè và cho phép bản thân làm những điều bạn muốn như chơi game, đi dạo với thú cưng. Suy nghĩ tích cực, kết nối với mọi người và giữ vững tinh thần chiến đấu, chắc chắn bạn sẽ đạt được công việc mình hằng mơ ước trong năm 2012 này.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay