Ứng phó với câu hỏi

Lượt xem: 198,615

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Dù bạn đi phỏng vấn bất kỳ vị trí nào, từ cấp nhân viên, đến quản lý, thậm chí giám đốc, nhà tuyển dụng thường đặt ra các hỏi để cân đo trí thông minh của các ứng cử viên. Và bạn phải làm gì khi đứng trước câu hỏi: "Anh chị hãy nói về điểm mạnh và điểm yếu của mình"? Nên nói dối hay nói thật?

5 mẹo sau đây sẽ giúp bạn vượt qua được thử thách đó:

1. Đề cập tới một kỹ năng cụ thể

Bạn có thể nói ra điểm yếu của mình dựa trên một kỹ năng cụ thể. Ví dụ "Tôi rất quan tâm đến dịch vụ khách hàng. Tôi thường dành thời gian để đến gặp khách hàng. Nhưng cũng chính điều này đã gây cho tôi nhiều trở ngại vì họ ở những khu vực địa lí khác nhau."


2. Điểm yếu của bạn? Và bạn làm gì để khắc phục chúng?

Điều này thể hiện những nỗ lực vượt mọi khó khăn của chính bản thân bạn. Ví dụ "Tôi thực sự không tự tin khi diễn thuyết trước đám đông. Vì thế, tôi phải tham gia một câu lạc bộ thuyết trình để có thể khắc phục những nhược điểm đó". Ví dụ khác: "Hiện tại tôi chỉ biết nói tiếng Anh. Và tôi nhận thấy rằng, khi xã hội ngày càng phát triển thì như thế vẫn chưa đủ. Vì vậy, tôi sẽ học thêm tiếng Nhật để phục vụ cho công việc của tôi sau này."


3. Những điểm yếu có thể không liên quan đến công việc

Nếu có khiếu hài hước, đôi khi bạn có thể đưa ra một số điểm yếu không liên quan đến công việc bạn định xin tuyển. Chẳng hạn: "tôi là người nấu ăn tồi" hay "tôi không biết nhảy". Bằng cách này, nhà tuyển dụng sẽ tin rằng, bạn có thể đảm nhiệm được vị trí mới bởi điểm yếu của bạn chẳng liên quan gì đến công việc cả!


4. Không nên nói dối

Không ai có thể hoàn hảo về mọi mặt. Vì thế, đừng bao giờ nói với nhà tuyển dụng rằng bạn không có bất cứ điểm yếu nào. Hãy trung thực với chính bản thân mình vì không gì có thể che mắt được người phỏng vấn.


5. Không đưa ra câu trả lời chung chung

Nhà tuyển dụng sẽ thích những câu hỏi ngắn gọn, đơn giản và thực tế. Họ không có thời gian để tưởng tượng ra những lời bạn nói nếu chúng quá bóng bẩy hoặc quá chung chung. Ví dụ "Tôi là một người cầu toàn" hay bất cứ một câu nào tương tự như thế.

Điểm cuối cùng bạn cần chú ý là: khi nói đến điểm yếu của mình hãy kèm theo những việc làm, những bước đi mà bạn đã và đang thực hiện để khắc phục chúng. Cùng với sự tự tin, tính chuyên nghiệp chắc chắn cuộc phỏng vấn của bạn sẽ thành công.

 

 

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay