Ứng phó với đối thủ

Lượt xem: 13,332

Bạn đang "ngự trị" ở một vị thế khá mạnh trong công ty, bỗng một ngày, đối thủ của bạn xuất hiện...

Đã gọi là đối thủ, chắc chắn người đó ngang sức ngang tài với bạn. Hơn nữa, trong họ hừng hực khát vọng muốn chứng tỏ năng lực và làm việc rất hiệu quả. Lòng ganh tỵ của bạn nổi lên, phải làm sao đây?

Việc đối thủ xuất hiện nhắc nhở bạn đừng ngủ quên trong những chuỗi ngày yên bình. Bạn phải chấp nhận sự thật rằng môi trường làm việc cần phải có sự tranh đua mới tạo nên hứng thú.

Những lời mách nhỏ sau sẽ giúp bạn đối phó với "người ta" một cách cao tay và khiến đối thủ nể phục bạn hơn.

Luôn làm mới mình bằng cách thường xuyên cập nhật thông tin nhanh nhạy: Người nắm được nguồn thông tin sớm sẽ có trong tay tất cả. Một ngày, nếu không để mắt đến bất kỳ tờ báo nào, bạn sẽ bị tụt hậu so với những người khác trong cơ quan. Nếu đối thủ của bạn là một người siêng năng, thường xuyên là nguồn cung cấp thông tin cho sếp, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng "nhật thực".

Trau dồi thêm vốn ngoại ngữ cũng là cách để bạn nâng cao kỹ năng của mình. Bạn hãy đăng ký học thêm tiếng Hoa, Pháp, Đức, Nhật, Hàn... đủ để giao tiếp. Điều này tạo cho bạn ưu điểm khác biệt so với đối thủ.

Lập kế hoạch cho các mục tiêu sắp đến: Bất kỳ một công việc nào, bạn cũng cần lên kế hoạch thực hiện thật rõ ràng, cẩn thận. Chẳng hạn bạn sẽ có một buổi báo cáo mô hình phát triển kinh doanh mới vào tuần tới. Hãy chuẩn bị càng sớm càng tốt, ít nhất trước ngày báo cáo từ một tuần đến nửa tháng.

Từ khâu chọn đề tài đến tham khảo tài liệu, điều tra số liệu thực tế... bạn cần chuẩn bị một cách chu đáo. Sự chuẩn bị kỹ càng sẽ tạo cho bạn phong thái tự tin khi trình bày trước sếp và đồng nghiệp.

Một khi nắm vững các thông tin, kiến thức, số liệu trong đề tài, bạn sẽ không bị áp lực từ đôi mắt "nhòm ngó" của đối thủ.

Giữ vững lập trường: Nếu đối thủ của bạn bị các đồng nghiệp khác ghét bỏ, đừng lấy đó làm sự hài lòng, cũng đừng đứng về một phía. Hãy là người trung gian, phân biệt rạch ròi giữa người tốt và kẻ xấu.

Phải biết khen, chê hợp lý: Nếu đối thủ sáng tạo ra một cách làm việc có hiệu quả, bạn hãy khen thật lòng: "Mình học hỏi ở bạn nhiều lắm!". Khi đối thủ sơ suất trong một khâu nào đó, bạn cũng chỉ nên phê bình nhẹ nhàng.

Khen, chê một cách hợp lý: Sẽ giúp đối thủ nhìn nhận bạn bằng ánh mắt thiện cảm hơn. Điều này giúp bạn tránh được những đòn "đấm sau lưng".

Thể hiện tốt đối với cấp trên: Không nên tỏ ra khó chịu khi thấy sếp dạo này "bỏ bê" bạn và tỏ ra trọng dụng người mới. Đừng ca thán với sếp rằng đối thủ là lính mới, không xứng với mức lương cao bằng bạn. Như thế, sếp sẽ đánh giá bạn là người hay ganh tỵ

Thay vì so sánh mình với đối thủ, bạn hãy đề nghị sếp tăng lương sau khi đã hoàn tất một dự án lớn. Tuy nhiên, không nên đưa ra lời đề nghị tăng lương khi doanh thu của công ty đang có chiều hướng "giậm chân tại chỗ" hoặc đang trong giai đoạn cần cắt giảm các chi phí.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay