Ứng phó với những câu hỏi mẹo
Lượt xem: 18,951Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Không gì khó chịu bằng việc đối đầu với những câu hỏi “mưu lược” của nhà tuyển dụng như tuyển công nhân tại Thái Bình, tuyển biên tập viên, tuyển lái xe Gia Lai,... Một số mẹo sau đây được 4 trong số những công ty tuyển dụng hàng đầu đưa ra nhằm giúp cho các ứng viên tránh được những áp lực khi đối mặt với nhà tuyển dụng.
Phải luôn thật thà đối với câu hỏi “Nhược điểm của bạn là gì?” nhưng hãy thật cẩn thận khi nêu ra những nhược điểm của bạn, cần phải lựa chọn những nhược điểm nào mà bạn cảm thấy có thể rút ra được những bài học khi trải qua những việc như vậy, nghĩa là bạn cần nêu ra những vấn đề khó khăn mà bạn gặp phải trong công việc và bằng những kiến thức và kinh nghiệm của mình, bạn đã vượt qua điều đó. Bạn cũng có thể cho nhà tuyển dụng thấy một vài tính cách đặc biệt của bạn như: bạn thích làm việc trong một nhóm lớn hơn là một nhóm nhỏ. Và bạn cũng rất có kinh nghiệm trong việc làm nhóm trưởng.
Điều quan trọng là bạn phải chân thật và cởi mở khi nói chuyện với nhà tuyển dụng. Đừng cố che dấu những cảm xúc bối rối vì khi bạn cố che dấu cũng là lúc bạn dễ dàng bị nhận ra nhất. Đừng bao giờ cố biện minh để bảo vệ mình ví dụ như: “đó không phải là lỗi của tôi mà do người quản lý của tôi phạm sai lầm!”. Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn hãy nói về những lần bạn phạm sai lầm thì đừng sợ! đây chính là cơ hội để bạn thể hiện những gì bạn đã học hỏi được khi đối mặt với những tình huống khó khăn. Kể những tình huống khó khăn và cách mà bạn giải quyết vấn đề, đây là một trong những ưu thế giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Mục đích của nhà tuyển dụng là gì khi đưa ra những câu hỏi dạng: “Bạn có thể nói cho tôi nghe về những khó khăn nào mà bạn đã từng gặp phải?”
Đối với những dạng câu hỏi như thế này, nhà tuyển dụng có hai mục tiêu, thứ nhất là họ muốn biết về kiến thức cá nhân của bạn, họ muốn biết liệu bạn có thấy được những việc làm chưa hoàn hảo của chính mình hay không? Bạn có nhận ra được đâu là ưu nhược điểm của mình hay không? Và thứ hai là họ muốn biết bạn thuộc tuýp người nào, liệu bạn có phải là người sẵn sàng đối đầu với những khó khăn hay chỉ biết tránh né nó.
Nếu họ có nhã ý đại loại như: “Anh chị muốn đề nghị mức lương bao nhiêu?”, là người khôn ngoan bạn nên có những câu trả lời như: “Còn tùy vào từng vị trí…” Đừng vội vàng nêu ra mức lương cho đến khi bạn biết được nhà tuyển dụng đưa bạn vào vị trí nào trong công ty.
Có một câu hỏi cũng không phải bình thường: “Anh chị có thể nói về nơi anh chị đã từng làm việc trước đây hay không? Anh chị nhận xét gì về môi trường làm việc như thế?” tốt hơn hết là không nên phê bình bất cứ một điều gì về công ty cũ hay nói xấu những đồng nghiệp cũ! Vì thế câu trả lời khôn ngoan sẽ là: “Tôi đã học hỏi được rất nhiều từ môi trường làm việc cũ, chúng ta sẽ học hỏi được lẫn nhau khi chúng ta làm việc cùng với nhau”.
Chúc bạn may mắn!