Vài lời khuyên cho sếp khi đánh giá nhân viên

Lượt xem: 14,926

Để đánh giá được nhân viên chính xác và khiến họ cảm thấy thoải mái, thừa nhận những khuyết điểm và sửa chữa là điều không dễ đối với các sếp.

Dưới đây là một vài bí quyết giúp các sếp đánh giá kết quả công việc vừa đạt hiệu quả mà vẫn làm nhân viên cảm thấy hài lòng:

- Khi nói về kết quả công việc của nhân viên thay vì nói “Có thực sự là anh/chị đang làm công việc của mình không vậy,” thì bạn nên nói “Tôi thấy kết quả công việc của anh/chị chưa đạt tiêu chuẩn,”

Đưa ra những lý lẽ và bằng chứng cụ thể. Ví dụ: “Tôi mong chờ doanh số bán hàng tháng này là 100 nhưng kết quả lại chỉ được là 80”.

- Hãy gửi tới người giám sát trực tiếp nhân viên đó để họ xem lại và đánh giá lại cẩn thận hơn trước khi đưa nó ra trong cuộc họp.

Hãy tập trung vào những thông tin chính yếu hơn là danh sách một loạt các kết quả công việc họ làm không tốt. Bởi vì có thể tất cả các kết quả không hoàn hảo đó xảy ra do tính không cẩn thận của người nhân viên đó. Vì thế điều cần nói với người nhân viên này là hãy chú ý tới cách anh/chị thực hiện công việc.

Điều quan trọng không kém đó là giải thích cho người nhân viên đó hiểu kết quả đó yếu kém và chưa đạt chuẩn ở chỗ nào? Và từ kết quả không tốt đó sẽ gây hậu quả như thế nào tới công ty?

- Việc đánh giá nhân viên nên được làm thường xuyên. Nếu có thể nên một tháng một lần hoặc một quý một lần. Bởi vì nếu bạn chỉ đánh giá kết quả làm việc của các nhân viên sau một năm thì kết quả đánh giá đó có thể sẽ không được chính xác và hơn nữa sẽ không giúp các nhân viên sửa chữa được những lỗi lầm sớm. Vì thế với cuộc họp nhỏ trong tháng hoặc quý sẽ giúp bạn nắm bắt được nhân viên của mình đang làm gì và hiện tại người nào cần cải thiện điều gì.

- Khi nhân viên nào làm việc tốt, tâm lý của họ thường mong chờ những lời khen hoặc thưởng từ sếp, vì thế hãy thực hiện càng sớm càng tốt mỗi khi bạn thấy được những kết quả công việc hoàn hảo từ một nhân viên nào đó.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay