Về hưu – Bạn đã nghĩ đến chưa?
Lượt xem: 26,010Nếu bạn 40 tuổi hoặc trẻ hơn, sẽ rất khó để nghĩ rằng mình cần bao nhiêu tiền cho cuộc sống hưu trí sau này. Chỉ bằng một số mẹo như sau, có thể giúp bạn tiết kiệm cho mình một con số kha khá, để không phải bận tâm khi bạn bước vào tuổi “hết lao động”.
Tiết kiệm tùy thuộc vào độ tuổi
Rebecca Pace, một chuyên viên tài chính khuyên rằng bạn nên dành ít nhất 10% thu nhập của mình khi đang ở độ tuổi 20 – 30, thậm chí còn nhiều hơn nếu bạn là người độc thân. “Bạn không nên chờ đợi khi có thu nhập thật cao mới nghĩ đến chuyện dành dụm, hãy làm chuyện này từ bây giờ, ngay khi bạn có được nguồn thu nhập – dù điều này có vẻ rất khó khăn”
Một lý do chính đáng cho việc tiết kiệm ngay từ bây giờ: Phần lớn chúng ta còn rất trẻ khi bắt đầu có những khoản thu nhập đầu tiên cho riêng mình, như thế sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển – đúng hơn là nâng cao số tiền mình sẽ nhận được vào mỗi tháng. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang có cơ hội tốt nhất để thực hiện việc tiết kiệm, nhất là khi bạn còn chưa vướng bận vào những trách nhiệm của cuộc sống như gia đình, con cái, …
Ví dụ như: Nếu bạn đang ở tuổi 25. Và bạn muốn có một sổ tiết kiệm cho việc an hưởng tuổi già sau này là 100 triệu. Vậy thì việc dành dụm ngay từ bây giờ sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều nếu so với việc bạn đợi đến 30, 40, hay thậm chí là 50 tuổi mới tiến hành “bỏ ống”.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy hầu hết mọi người đều dành ít nhất 15% tiền lương của họ để đầu tư vào các kế hoạch làm ăn hơn là dành cho khoản “lương hưu” sau này, thậm chí có khi còn lên đến 50% trong tổng thu nhập của họ. Có thể với những người này, “về hưu” là chuyện rất xa vời, là chuyện của tương lai; việc đầu tư làm ăn bây giờ là cần thiết hơn, là có lợi hơn. Điều này cũng đúng, nhưng sẽ đúng hơn khi bạn bước vào tuổi xế chiều với một khoản dành dụm kha khá, để không phải lo lắng vì phải nhờ vả đến con cái, đến trợ cấp xã hội hay các tổ chức từ thiện.
Làm thế nào để có đủ tiền cho việc dành dụm?
Có một thực tế là sẽ chẳng dễ dàng chút nào khi bạn bạn phải dành ra một khoản đáng kể cho việc hưu trí khi mà mỗi tháng bạn phải đối diện với hàng đống những hóa đơn cần thanh toán, hàng loạt những khoản chi tiêu cần thiết khác mà bạn không thể không để mắt đến. Có một tin tốt lành cho bạn đây: Bạn sẽ được sự hỗ trợ từ nhiều phía cho việc này. Bên cạnh khoản Bảo hiểm xã hội mà bạn và công ty cùng “đóng” vào mỗi tháng, bạn có thể sử dụng rất nhiều cá dịch vụ tiết kiệm từ những công ty bảo hiểm đang ngày càng phổ biến. Với các dịch vụ này, mỗi tháng bạn chỉ cần trích một khoản nhỏ trong bảng lương của mình chứ không cần phải tốn quá nhiều tiền để dành cho việc về hưu.
Bí quyết tiết kiệm là ở bạn.
Ngay cả khi bạn có được sự hỗ trợ cho “sự nghiệp” tiết kiệm của mình, việc có thực hiện được kế hoạch này hay không tất cả đều phụ thuộc vào quyết tâm của bạn. Bí quyết ở đây là chẳng có bí quyết nào cả. Ngoài sự lao động chăm chỉ của bạn để kiếm được đồng tiền (ngày càng nhiều hơn) là bạn cần chi tiêu một cách có kế hoạch.
Tôi không nói là bạn cần phải “thắt lưng buộc bụng” để dành tiền cho sổ tiết kiệm hưu trí, cách này chẳng có hiệu quả có khi còn gây tác dụng ngược. Bạn cũng không cần phải giảm thiểu những nhu cầu trong cuộc sống của mình vì sợ hoang phí tiền bạc. Chỉ cần bạn biết cách chi tiêu một cách hợp lý, và nhất là hãy dành ra một khoản nhất định vào mỗi tháng, mỗi kỳ lãnh lương – dù không nhiều nhưng phải đều đặn, không vì khó khăn quá hay một lý do nào khác mà ngưng việc này. Như một con ong chăm chỉ, số tiền chẳng đáng bao nhiêu mà bạn dành dụm mỗi tháng từ khi còn trẻ ấy sẽ là một khoản đáng kể, thậm chí là khá lớn ấy sẽ là quà tặng đáng giá dành cho tuổi già của bạn sau này.
Sẽ bao bao giờ là quá sớm để bắt đầu một kế hoạch, đặc biệt là kế hoạch để dành tiền về hưu. Có thể ban đầu có một chút khó khăn với bạn, thậm chí là thách thức khi bạn còn quá trẻ mà đã chuẩn bị cho việc “về hưu”. Nhưng, khi mà cuộc sống ngày càng có nhiều khó khăn, việc tạo cho mình sự chủ động, nhất là chủ động về mặt tiền bạc là một việc cần thiết và hữu ích.