Vì công việc, có thể đi đến đâu?
Lượt xem: 13,229Để vươn tới một vị trí hằng mơ ước, bạn có thể hy sinh nhiều thứ, nhưng không nên là tất cả
Khi các công ty ngày càng thu hẹp quy mô nhân sự theo tiêu chí chất lượng bù số lượng, cơ hội “hạ cánh” xuống một công việc ưa thích xem ra lại càng mong manh. Vì thế, bạn luôn sẵn sàng liều mình xông pha với quyết tâm “vượt chướng ngại vật”. Tuy nhiên, trong một số tình huống, nên đặt ra cho mình giới hạn để không ảnh hưởng đến triển vọng về lâu dài.
Tình huống 1: Nói dối?
Buổi phỏng vấn xin việc đang tiến triển như diều gặp gió thì bạn được hỏi về vốn tiếng Pháp. Thật sự, nếu bị thúc ép quá thì bạn cũng đủ vốn từ để…gọi món cocktail, vậy có nên nói dối? Hãy bày tỏ việc sẵn sàng học hơn là giả vờ mình đã biết, vì nói dối có những ngụ ý rất sâu xa, nếu sự việc sau đó bại lộ, mọi thứ sẽ tồi tệ hơn nhiều.
Tình huống 2: Mách lẻo?
Người bạn cùng phòng vô ý xoá sạch một phần dữ liệu quan trọng. Liệu bạn có sẵng sàng “chỉ điểm” cô ấy? Làm thế sẽ mất đi tình đồng nghiệp. Tuy nhiên, bạn hãy nói trước với cô ấy rằng: “Nếu sếp nghi ngờ và hỏi tôi thì tôi sẽ phải nói thật.
Tình huống 3: Đi xa?
Bạn đang có một căn hộ xinh, một mối tình hoàn hảo và nhiều mối quan hệ xã hội ở đây. Liệu bạn có đồng ý nhận một công việc tuyệt vời ở cách xa nghìn dặm? Cần phải cân nhắc điều nào quan trọng nhất. Nếu công việc hiện là ưu tiên hàng đầu thì buộc phải hy sinh. Chuyện tình cảm nếu thật sự sâu sắc thì sẽ vượt qua được sự ngăn cách.
Tình huống 4: Cật lực?
Bạn đang có triển vọng được thăng tiến. Vậy có nên ngày nào cũng cặm cụi ở văn phòng đến tối mịt? Nếu chỉ trong thời gian ngắn thì sự miệt mài ấy cũng xứng đáng. Tuy nhiên, phần lớn các nhà tuyển dụng mong muốn nhân viên của mình phát triển toàn diện hơn là cứ ám ảnh với công việc.