Vì sao bạn bị đồng nghiệp ghét?

Lượt xem: 50,136

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bạn bị đồng nghiệp trong công sở ganh ghét bởi vì có thể bạn là một trong những kiểu đồng nghiệp khó ưa dưới đây:

Bởi vì có thể bạn là một trong những kiểu đồng nghiệp khó ưa dưới đây:


1. Tự kiêu

Bất chấp họ nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ đồng nghiệp khác nhưng họ luôn cho rằng thành công của họ có được là do họ tài giỏi. Họ nhìn đồng nghiệp khác với con mắt tự kiêu và cho rằng không ai giỏi bằng họ.

Sai lầm và bất lợi: Sự tự kiêu chỉ khiến cho bạn trở nên tách biệt với mọi người. Dần dần, bạn sẽ bị cô lập và trở thành kẻ lập dị, đáng ghét trong mắt đồng nghiệp.

Giải pháp: Thừa nhận và đánh giá cao công sức của đồng nghiệp hoặc cấp dưới sẽ khiến cho mọi người nhiệt tình, yêu quý bạn hơn nhiều. Đó cũng là cách tạo nên sự thành công lâu dài cho bạn cũng như cho cả nhóm.

2. Hay ghen tỵ

Bạn luôn cảm thấy khó chịu trước thành tích của người khác và tìm mọi cách để “chơi xấu” họ. Sự ghen ghét này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc của bạn, nó khiến bạn không thể tập trung được vào công việc. Hơn nữa, bạn sẽ khiến đồng nghiệp luôn cảm thấy lo sợ khi tiếp xúc với bạn.

Sai lầm và bất lợi: Bạn cảm thấy ghen tỵ với đồng nghiệp khác ở nơi làm việc, chính điều này khiến cho bạn bị mất dần lòng tự trọng và những tính cách đáng kính để có thể thành công trong công việc.

Giải pháp: Thay vì ghen tỵ trước thành tích của người khác, bạn hãy coi những thành tích đó là động lực để bạn tiến lên và thành công trên con đường sự nghiệp.

3. Nóng tính

Sự nóng nảy chẳng mang lại được cho bạn lợi ích gì ở nơi làm việc hết. Ngược lại, nó chỉ khiến cho hình ảnh của bạn trở nên xấu đi và thiếu tính chuyên nghiệp.

Sai lầm và bất lợi: Thật khó cho bạn có thể thăng tiến trong sự nghiệp nếu như bạn không biết kiềm chế cảm xúc. Nếu như bạn là một vị sếp đi chăng nữa thì chắc chắn bạn là một vị sếp tồi trong mắt nhân viên.

Giải pháp: Bạn có tinh thần gây dựng là rất tốt nhưng khi phản đối bất cứ ý kiến của ai đó, hãy thật bình tĩnh và biết kiềm chế cơn tức giận. Nên nhớ rằng, có rất nhiều đồng nghiệp đang ở xung quanh và sự tức giận của bạn sẽ khiến họ khó chịu.

4. Tham lam

Kiểu nhân viên này do tính ích kỷ nên luôn muốn và đòi hỏi ở những đồng nghiệp khác thật nhiều thứ, phải giải quyết mọi việc thật nhanh chóng. Họ thiếu sự cảm thông đối với mọi người xung quanh, chỉ biết bản thân mình.

Sai lầm và bất lợi: Chính sự tham lam đã khiến cho họ trở nên ích kỷ, hẹp hòi nên không một đồng nghiệp nào muốn làm việc cùng với họ.

Giải pháp: Con đường đi đến thành công đòi hỏi phải có sự nõ lực lâu dài. Sự hấp tấp và đòi hỏi quá mức sẽ khiến cho công việc không được hoàn thiện. Do vậy, trong mọi tình huống, hãy thật bình tĩnh và thận trọng.

5. Lười biếng

Sự lười biếng sẽ khiến bạn trở nên tụt lùi và không bao giờ tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp. Đương nhiên, sẽ chẳng một đồng nghiệp nào tôn trọng và yêu quý một người lười nhác, ỷ lại vào mọi người.

Sai lầm và bất lợi: Sự tự mãn và lười biếng làm bạn nhụt chí, không thể thăng tiến. Bạn sẽ chỉ mãi là một nhân viên “quèn” nếu như không thay đổi thói quen lười nhác của mình.

Giải pháp: Tìm lại hứng thú và niềm vui trong công việc. Xử lý mọi công việc hàng ngày và mọi dự án một cách nhiệt tình.

6. Thiển cận

Chỉ biết tập trung vào một khía cạnh của cuộc sống cũng như công việc. Đây là một công thức dành cho sự thất bại. Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng đón nhận những thách thức lớn cũng như tham vọng lớn.

Sai lầm và bất lợi: Nhiều nhân viên dễ dàng được thăng chức nhanh chóng quá nên họ chưa thể bắt kịp với phong cách của người quản lý và có cách nhìn phiến diện, thiển cận. Do vậy, họ rất dễ mắc sai lầm và không nhận được sự tôn trọng từ nhân viên, đồng nghiệp.

Giải pháp: Điều cần thiết nhất cho những nhân viên thiển cận là họ cần phải biết cân bằng cuộc sống và công việc. Cần phải có cái nhìn tổng thể đối với mọi vấn đề trong cuộc sống cũng như công việc.

7. Luôn so sánh mình với đồng nghiệp khác

Kiểu đồng nghiệp này thường xuyên dành nhiều thời gian chỉ để tập trung vào những thành tích công việc của người khác hơn là dành thời gian làm việc và phát triển năng lực bản thân. Lúc nào họ cũng cảm thấy người khác hơn họ và không cảm thấy hài lòng với những gì họ đang có. Đây là một cách tự huỷ hoại sự nghiệp của mình nhanh nhất. Hơn nữa, sẽ chẳng có đồng nghiệp nào có thiện cảm với một người chỉ biết tự ti và bi quan về mọi thứ trong công việc.

Sai lầm và bất lợi: Vì những người đồng nghiệp có tính cách như thế này thường dành hầu hết thời gian vào việc so sánh với đồng nghiệp khác, mà không làm việc của mình nên họ có tư tưởng và suy nghĩ rất bi quan về cuộc sống, công việc.

Giải pháp: Để trở nên tự tin hơn trong cuộc sống, hãy nghĩ rằng bất cứ một ai trong công ty đều đóng một vai trò quan trọng nhất định, và bạn cũng không phải ngoại lệ. Do vậy, thay vì so sánh bản thân mình với đồng nghiệp khác, hãy phát huy hết khả năng của bản thân để hoàn thành tốt công việc được giao.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay