Vì sao bạn không hoàn thành công việc?

Lượt xem: 13,002
Có 1.001 lý do khiến bạn không hoàn thành công việc. Tuy nhiên có những lý do mà nếu tìm hiểu kỹ, bạn có thể khắc phục.


Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

Bạn sao nhãng: Một thống kê gần đây của Công ty nghiên cứu NFI cho thấy email là một trong những thứ gây sao nhãng nhất nơi công sở. Bên cạnh đó là các cuộc họp đột xuất, các cuộc điện thoại, các trang web, tin nhắn và tiếng ồn...

Bạn không có những công cụ cần thiết: Người thợ mộc cần cái búa, kế toán và hầu hết nhân viên công sở cần máy vi tính... Thông thường, các nhân viên mới không có những thứ họ cần để hoàn thành công việc. Tương tự như vậy, nếu đồng nghiệp không cung cấp cho bạn những dữ liệu bạn cần, công việc của bạn có thể gặp khó khăn.

Bạn không biết mình đang làm gì: Clayton Warholm, giám đốc marketing của FabJob.com, một chuyên gia về giao tiếp nơi công sở, cho biết có hai lý do chính khiến nhân viên không hiểu đầy đủ về công việc: sếp giao việc không rõ ràng (nên bạn không biết làm gì) và bạn không được đào tạo đầy đủ (nên bạn không biết làm thế nào).

Bạn có quá nhiều việc: Một số người có quá nhiều việc để làm đến nỗi không thể hoàn thành bất cứ việc gì trong danh sách những việc cần làm kể cả khi họ làm việc 24 giờ/ngày, bảy ngày một tuần.

Bạn quản lý thời gian không tốt: Biết quản lý thời gian, bạn sẽ làm những việc quan trọng nhất, ngược lại bạn luôn phải trong tình trạng "vắt chân lên cổ" để theo kịp công việc.

Bạn chần chừ: Có hai lý do khiến bạn luôn chần chừ. Một, bạn lo sợ mình không hoàn thành tốt công việc. Hai, bạn sợ không đem lại sự hài lòng cho sếp và khách hàng.

Bạn cảm thấy bị đánh giá thấp: Nếu bạn thấy mình không được trả lương xứng đáng và không được đánh giá cao, bạn sẽ cảm thấy chán nản khi làm việc. Theo Louis V. Imundo, tác giả cuốn The effective supervisor's handbook, khi nhân viên cảm thấy bị đánh giá thấp, họ sẽ làm việc kém hiệu quả hơn, vắng mặt thường xuyên hơn, không quan tâm đến công việc và có cảm giác có mặt tại công ty mà cũng như không.

Công ty bạn thường xuyên thay đổi: Bạn đang làm dự án A thì được yêu cầu tạm dừng mọi việc và thực hiện dự án B, khiến bạn có cảm giác mình đã không hoàn thành công việc. Nếu phải làm việc trong môi trường thay đổi liên tục, bạn có thể hãy xem xét đến việc thay đổi chỗ làm.

Bạn bị quá tải: Theo website của Hiệp hội Tâm lý Mỹ, quá tải là kết quả của quá nhiều căng thẳng trong công việc. Đó có thể là do môi trường làm việc nhiều cạnh tranh, lo sợ về an ninh công việc, phải làm việc trong nhiều giờ liên tục, thời hạn hoàn thành dự án gấp gáp... Nó có thể dẫn tới tình trạng nguy hiểm như suy nhược thần kinh hay bệnh tim.

Được giao việc quá nhiều: Nhiều công ty đã "thưởng" cho nhân viên chăm chỉ của mình là giao nhiều công việc hơn nữa. Thế là, thay vì được nghỉ ngơi, họ phải làm nhiều việc hơn, dẫn đến không có động lực làm việc.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay