Vì sao bạn không làm sếp.
Lượt xem: 14,617Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao bản thân mãi vẫn là một nhân viên quèn, liệu tương lai bạn có thể trở thành người lãnh đạo được hay không?
1. Nếu như
- Khi bạn nhận điện thoại của khách hàng và trả lời rằng vấn đề này bạn không nắm rõ, bạn cũng không có cách giải quyết.
- Bạn là một nhân viên làm việc không có mục đích, không có định hướng và không xác định rõ tương lai cho bản thân mình.
- Khi bạn nhận điện thoại của khách hàng, không bao giờ bạn đem đến cho họ sự hài lòng, cũng như chưa bao giờ đem về cho công ty một đơn đặt hàng giá trị.
- Bạn chỉ làm việc vì bản thân mình, không bao giờ bạn quan tâm đến các mối quan hệ xung quanh như cấp trên hay đồng nghiệp.
Nếu là một nhân viên như vậy thì công việc của bạn chắc chắn sẽ có người làm tốt hơn. Và vì vậy bạn luôn ở trong tình trạng sớm bị sa thải.
2. Nếu như
- Bạn chưa bao giờ đặt ra mục tiêu công việc trong tâm trí của mình.
- Bạn chưa bao giờ nghĩ tới phải đạt thành tích trong công việc ra sao.
- Sau khi giải quyết xong một công việc, bạn không muốn tìm hiểu kết quả của nó, vì sao công việc này lại không có tin tức hay phản hồi gì từ đối tác.
- Sau khi báo giá sản phẩm, bạn chưa bao giờ tìm hiểu vì sao đối tác không đặt hàng, vì sao hiệu quả công việc của bạn thấp như vậy.
- Khi đơn đặt hàng nhiều, bạn không tìm hiểu phản ứng của khách hàng với sản phẩm của công ty. Bạn luôn nghĩ: “Không có gì mà phải phàn nàn cả. Sản phẩm rất tốt, như thế người đặt hàng mới nhiều như vậy chứ”.
- Khi đơn đặt hàng ít, bạn không đi tìm hiểu nguyên nhân, muốn đến đâu thì đến
- Bạn chưa bao giờ nghĩ tới việc giữ uy tín với khách hàng
- Bạn không quan tâm đến những quy định về công việc, cũng không quan tâm đến việc cư xử với đồng nghiệp và cấp trên.
Nếu là một nhân viên kinh doanh như vậy thì bạn chỉ là gánh nặng của công ty mà thôi.
3. Nếu như
- Bạn không bao giờ coi yêu cầu của khách hàng là vấn đề quan trọng trong công việc của mình.
- Bạn không coi phàn nàn của khách hàng là những vấn đề đáng quan tâm và giải quyết đầu tiên. Bạn cũng không chủ động tự tìm hiểu vì sao lại phát sinh sự phàn nàn đó.
- Bạn không bao giờ giao hàng đúng theo hợp đồng, đối với bạn thì người phải đợi chính là khách hàng.
- “Đúng là lắm điều, đáng ghét”- Bạn thường nghĩ như vậy khi bị khách hàng phàn nàn về thái độ cũng như hiệu quả công việc của bạn.
- Những câu cửa miệng trong công việc của bạn là: “Thật phiền phức, không thể làm được, quá khó khăn…”
- Ngày nào bạn cũng chỉ làm một công việc quen thuộc. Không bao giờ bạn chủ động đi tìm một công việc gì đó mới mẻ và đỡ nhàm chán hơn. Bạn luôn chấp nhận với thực tại.
Nếu là một nhân viên như vậy thì bạn sẽ không bao giờ tạo cho mình một cơ hội để thăng tiến. Bạn mãi chỉ là một nhân viên bình thường đến tầm thường mà không tự tạo cơ hội mới cho công việc của mình.
4. Nếu như
- Bạn thường chỉ bị mắng mà ít khi được tán dương, chị bị phạt mà ít khi được thưởng.
- Bạn thường hay nói: “Để tôi xem đã”, “ Để tôi phải nghiên cứu đã”…
- Bạn thường không đạt được kết quả cao trong công việc và thường tự trách rằng: “Mình là một kẻ bất tài”.
Nếu như bạn mắc những lỗi trên thì không bao giờ bạn có thể trở thành người đứng đầu, một người chủ thực sự