Vì sao nhiều người không thành đạt?
Lượt xem: 13,277Rất hiếm khi các doanh nghiệp tư nhân thành công ở lần đầu khởi nghiệp. Để đạt được thành công, các doanh nghiệp cũng như doanh nhân phải lĩnh hội những bài học khốc liệt ở cả trường học lẫn thương trường.
Trong khi thất bại là những viên đá lát đường để đi đến thành công, chúng ta có thể rút ngắn quãng đường đến đích bằng cách rút ra những bài học từ thất bại của người khác. Người thông minh không bao giờ mắc cùng một thất bại hai lần. Người thông minh hơn nữa sẽ học từ những thất bại của người khác.
Chúng ta cùng tìm hiểu xem tại sao nhiều người lại thất bại khi khởi nghiệp.
1. Chọn đúng ngành nghề kinh doanh
Gieo gì gặt nấy. Chúng ta phải tìm ra mảnh đất màu mỡ trước khi gieo hạt, nhưng một khi chúng ta đã tìm thấy một cơ hội phù hợp, chúng ta đừng nên nhổ những mầm chồi mà chúng ta đã gieo để chuyển nó hết cánh đồng này đến cánh đồng khác. Những đầu tư của chúng ta cũng cần phải có thời gian trước khi nó đơm hoa kết trái.
Một điều rất quan trọng là chúng ta phải tìm ra cơ hội phù hợp với mình. Rất nhiều người nhận ra một cách muộn màng rằng ngành nghề mà họ gắn bó không phù hợp với họ, nhưng họ vẫn cố gắng níu kéo nó, điều này chẳng khác gì bạn cố gắng sống với một người vợ mà bạn không yêu. Ly dị là điều tất yếu sẽ đến. Đó là lý do tại sao chúng ta nên cất công nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định theo đuổi một ngành nghề riêng cho mình. Tuy nhiên, việc chọn một ngành nghề để mở ra kinh doanh riêng không khó như việc chọn bạn đời.
Nếu bạn đã làm một công việc ổn định trong vòng ba năm, bạn đã có kinh nghiệm và mối quan hệ trong lĩnh vực này, tôi nghĩ bạn sẽ có nhiều thuận lợi khi quyết định “ra riêng”.
2. Quan niệm
Những người thất bại trong việc khởi nghiệp riêng thường có quan niệm sai lầm. Họ kỳ vọng việc phát triển một công việc kinh doanh mà không cần phải nỗ lực nhiều. Quan niệm là tất cả. Tính cách hình thành nên số phận. Sức mạnh của ý nghĩ tích cực là khởi nguồn của thành công. Chẳng có gì là không thể trừ phi chúng ta nghĩ rằng điều đó là không thể. Cách suy nghĩ của bạn sẽ quyết định tài năng và nhân cách của bạn. Nếu bạn là người có những suy nghĩ tiêu cực, bạn phải vứt bỏ những suy nghĩ ấy và thay bằng những ý nghĩ tích cực. Thành công luôn đến với những người suy nghĩ theo hướng tích cực, những người nhìn thấy cơ hội trong mọi khó khăn.
3. Kiên định
Phần lớn mọi người đều bỏ cuộc quá sớm. Mọi người có thể tham gia rút khỏi lĩnh vực khởi nghiệp của mình và khi họ thích bởi vì công việc kinh doanh trực tuyến rất dễ làm, và việc kinh doanh trực tuyến thường không đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu. Nếu bạn chỉ đầu tư theo kiểu lấy công làm lãi, bạn có thể ngừng trong trường hợp xét thấy không phù hợp. Tuy nhiên khi bạn đã quyết định theo đuổi, bạn hãy xem như mình vừa đầu tư hàng nghìn đô la vào lĩnh vực đó. Bất cứ ngành kinh doanh nào cũng phải có một khoảng thời gian, một vài tháng hay thậm chí một vài năm trước khi có thể thu được lợi nhuận. Nhưng nếu bạn kiên định và quyết tâm, bạn sẽ không bao giờ thất bại.
Các nguyên nhân khác dẫn đến thất bại có thể là do:
- Thông tin sai lệch, không cân xứng
- Thiếu định hướng rõ ràng
- Thiếu sự hỗ trợ của các chuyên gia trong ngành
- Thiếu tiền để đầu tư
- Thiếu kiến thức chuyên môn để xây dựng và quản lý website
- Thiếu thời gian dành cho việc kinh doanh
- Sản phẩm bán không chạy
- Sợ bị từ chối
Nhưng biết điều này, tất cả những vấn đề trên chỉ là thứ yếu, hoặc chỉ là sự ngụy biện cho thất bại. Với quan niệm đúng và sự kiên định, bạn có thể vượt qua mọi khó khăn. Hãy xem xét những người từng thất bại trong lĩnh vực thương mại trực tuyến và bạn sẽ nhận ra rằng họ hoặc là xây dựng một công ty không đúng hướng, hoặc có quan niệm sai lầm hoặc thiếu sự kiên định.
Bây giờ bạn đã biết chính xác nguyên nhân của sự thất bại, bạn nên rút kinh nghiệm cho riêng mình. Công việc kinh doanh thành đạt luôn đi đôi với quan niệm đúng đắn và sự kiên định luôn có ở những người thành đạt.
Hãy nhớ rằng thất bại chỉ là những hòn đá tảng lát đường để đi đến thành công, nếu bạn ngã một vài lần, hãy đứng dậy, giũ bụi và tiếp tục bước đi. Khi một đứa trẻ tập đi, nó cũng bị ngã một vài lần trước khi đi vững đó thôi.
Bất cứ ai khởi nghiệp cũng phải trải qua thất bại trước khi thành công. Với thái độ đúng đắn, bạn sẽ không thể thất bại trên bước đường khởi nghiệp của mình. Bây giờ, bạn hãy đọc lại bài này một lần nữa nhé.