Vì sao sếp không sa thải nhân viên kém?

Lượt xem: 15,774

Không sếp nào muốn sa thải nhân viên nhưng với những người làm việc kém hiệu quả thì điều đó là bắt buộc. Song vì sao nhiều sếp vẫn ngại điều đó?

1. Cảm thấy có lỗi với nhân viên


Mất việc là một trong những tổn thất lớn đối với nhân viên, đặc biệt điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu nhập bản thân, gia đình của họ. Với những sếp dễ đồng cảm, anh ta cảm thấy như mình có lỗi trong chuyện này và muốn tạo cơ hội cho nhân viên đó có cơ hội để cải thiện bản thân, nâng cao các kỹ năng nămg làm việc.

Tuy nhiên, bạn cần phải nghĩ rằng, sa thải một nhân viên làm việc kém hiệu quả là điều cần thiết vì sự phát triển của toàn công ty. Cho nên, hãy xem xét kỹ trường hợp nào cần tạo cơ hội và trường hợp nào phải "thắng tay".

2. Cảm thấy sợ phải gánh thêm một khối lượng công việc quá lớn trong thời gian tuyển dụng mới

Tuyển dụng mới mất khá nhiều thời gian và công sức, cho nên, hầu hết các nhà quản lý rất ngại việc sa thải nhân viên. Nhiều sếp lại sợ không biết giải quyết khối lượng công việc tồn lại như thế nào trong thời gian tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.

Tuy nhiên, hãy nhận ra rằng, những nhân viên giỏi, sáng tạo chỉ cần một thời gian ngắn cũng có thể học và tích lũy toàn bộ kỹ năng cần thiết cho công việc với tốc độ nhanh hơn là bạn nghĩ.

3. Lo lắng về tác động của việc sa thải đến những nhân viên khác

Nhiều nhà quản lý luôn lo lắng rằng sa thải nhân viên sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của những nhân viên khác. Bởi họ dù sao cũng đã gắn bó với nhau một thời gian dài. Sếp sợ rằng, nếu sa thải anh ta, những nhân viên khác sẽ làm việc kém hiệu quả.

Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng, những nhân viên giỏi luôn luôn muốn làm việc với những nhân viên giỏi và họ biết rằng sếp của mình nhận thức rõ điều đó.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay