Việc cần làm khi định sa thải một nhân viên

Lượt xem: 12,376
Rõ ràng “sa thải” là từ không ai nói, cũng chẳng ai muốn nghe, trong công sở. Nhưng là một nhà quản lý, bạn vẫn phải sử dụng từ này khi cần thiết, có điều cần cẩn trọng để không gây thiệt hại cho công ty và xúc phạm người bị sa thải.


Rất ít nhân viên có thể chấp nhận dễ dàng việc bị sa thải, từ đó anh ta có thể có những hành động phản kháng quá mức, gây tổn hại cho bản thân người quản lý và phía công ty. Để bảo vệ quyền lợi của bạn cũng như danh tiếng của công ty, bạn cần thực hiện những bước sau để đảm bảo sau này không có tranh cãi hay kiện tụng nào từ bất cứ nhân viên nào bị sa thải:

Sách hướng dẫn các quy tắc dành cho nhân viên:

Đầu tiên, bạn cần đảm bảo rằng công ty bạn có những chính sách rõ ràng về những quy tắc đạo đức mà một nhân viên cần có khi làm việc tại đây. Đó phải là những chính sách chặt chẽ, giải thích rõ ràng các loại quy định mà một nhân viên của công ty không được phép làm. Ví dụ như tuyệt đối không sử dụng ma túy, phá hoại, ăn trộm đồ của công hay quấy rối tình dục nơi công sở.

Ngoài ra, bạn phải chắc chắn rằng mọi nhân viên đều đã đọc và hiểu rõ chúng. Đối với những nhân viên mới vào thì việc đọc và hiểu chúng nên được coi là nhiệm vụ đầu tiên trước khi bắt tay vào công việc thực sự .

Văn bản cảnh cáo

Nếu một nhân viên khi không đáp ứng được mong đợi của công ty thì anh/cô ấy nên được nhận một thông báo bằng giấy để nói về tình trạng năng lực hiện tại của họ đang gây ra những thiệt hại cho công ty và đề nghị họ có kế hoạch cải thiện.

Lưu ý rằng, khi bạn đưa cho bất cứ nhân viên nào một văn bản như vậy bạn cũng phải nhớ rõ nội dung của chúng. Đừng chỉ sử dụng trí nhớ mà nên ghi nhớ chúng trong sổ tay hoặc nhật ký làm việc. Trong trường hợp người nhân viên đó không cải thiện được tình hình của bản thân thì đã đến lúc bạn cần chứng minh rằng việc người đó ra đi là hoàn toàn hợp lý.

Nói rõ mong đợi của bạn ở nhân viên

Bạn cần hiểu rằng nhiều nhân viên họ có thể cần nhiều hơn là những “định nghĩa” về các quy tắc được viết trong “cuốn cẩm nang” đó. Họ cần hiểu rõ được cả những mong đợi của cá nhân sếp đối với nhân viên khi làm việc cùng nhau.

Bạn nên nói rõ những quy tắc của riêng bạn trong công việc cũng như mong muốn các nhân viên tuân thủ cả các quy tắc của công ty để tránh bất cứ rắc rối nào với phòng nhân sự cũng như công đoàn của công ty. Kết thúc, bạn nên đề nghị nhân viên nào đó nói ngắn gọn những điều bạn đã nói trong cuộc họp, đảm bảo mọi nhân viên không còn bất cứ thắc mắc nào.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay