Việc không chạy, lương vẫn phải chi - thoải mái “buôn” đi!

Lượt xem: 12,321

Những người rỗi việc kéo nhau ra quán “buôn bia chai, buôn hạt dẻ cười và buôn chuyện” đã thành một lẽ. Đây đường đường các nam thanh nữ tú sơ mi đồng phục, váy công sở là phẳng lì, nom rất nghiêm chỉnh cũng sẵn sàng lấy quỹ thời gian của công để “tán phễu”.

Việc không chạy, lương vẫn phải chi - thoải mái “buôn” đi!

“Buôn” sao cho hết 8 giờ vàng…

Nhiều người chấp hành việc đến cơ quan rất đúng giờ. Đúng giờ thì chẳng ai phê bình nhé. Họ mở cửa, bật đèn, bật điều hoà, máy tính và… tất cả để đấy đi điểm tâm chút đã. Phở bò, bánh cuốn, hủ tiếu… đủ món. Nửa tiếng sau, với chiếc tăm trên miệng, họ khề khà rửa tách chén, đun nước, pha chè. Quân sĩ lục tục đến. Hội “buôn dưa” bắt đầu vào cuộc.

Từ chuyện khủng bố ở Iraq đến chuyện bão ở Mỹ, chuyện giá đất đang xuống, giá vàng đang lên. Chuyện cái Đào phòng bên lại đẻ ra “Thị Mẹt” đến lão “Trung mốc” phố kia đánh vợ thế nào vỡ cả ti vi. Rôm rả nhất là những chuyện “nóng” vừa đọc trên báo, nhặt trên mạng.

Chẳng riêng gì các tiểu thư, mà nam nhi trai tráng cũng trổ tài “buôn” chẳng kém, thậm chí, các chàng còn cao thủ hơn nhiều. Chẳng có trang web đen nào mà các chàng không tim được mật lệnh để vào tận thâm cung bí sử mà khai thác.

Buôn tại chỗ chưa đủ, các anh các chị còn “nối mạng” đi khắp nơi để buôn đường dài. Họ dùng Internet, điện thoại đi động… bấm cho bạn bè. Cả một file dữ liệu ảnh nháy vèo một cái, xong tắp lự. Lấy từ bên Tây về cung cấp cho bên ta, lại từ bên ta phát tán sang tận bên Tây. Người này gọi cho người kia rôm rả lắm.

Quanh đi quẩn lại, nhìn đồng hồ, tám giờ vàng ngọc đã trôi qua tự lúc nào không hay. Ở nhiều cơ quan hiện nay có rất nhiều công chức toàn làm việc riêng trong giờ hành chính. Việc không chạy, lương vẫn chi, lãng phí này ai chịu đây? Dẹp chuyện cá nhân, làm tròn bổn phẩn công chức, đó vừa là nghĩa vụ, vừa là đạo đức nghề nghiệp cần có với mỗi cán bộ khi đến công sở. Tiêu chuẩn của mọi công chức ngày xưa đã thế, thời buổi văn mình hiện đại bây giờ lại càng phải hơn thế.

Những câu chuyện buôn lại

Chuyện thứ nhất

Này bọn cậu có biết không, bề ngoài vợ chồng ông hoạ sĩ ấy rất hạnh phúc, con dâu con rễ lễ phép, cháu nội cháu ngoại đề huề, thế mà bà vợ rất ít khi cười.

Sao lại thế?

Ông đi vẽ, đi thực tế, đi bồ bịch. Bà buông rèm, sống lặng lẽ cô độc. Bà 60, ông 70 già rồi, chẳng ra toà làm gì cho con cháu dị nghị. Thế là họ thoả thuận sống trong một ngôi nhà mà ông ăn sau, bà ăn trước. Đã ba mươi năm nay như thế rồi. Đến khi con cái hiểu ra thì chỉ còn biết lặng lẽ lắc đầu. Con gái chăm sóc mẹ kỹ hơn, con dâu đưa cháu nội ở trường về sớm hơn, rồi ngày nghỉ cũng cho chúng líu ríu bên bà để bà đỡ cô quạnh.

Chưa bằng chuyện thứ 2:

Nhà ấy tay chồng làm nghiên cứu khoa học, vợ làm ở ngành văn hoá. Suốt hai mươi năm, không nghe họ to tiếng, nặng lời với nhau. Cả khu tập thể đều bầu gia đình họ là gia đình văn hoá mới. Đến một ngày đứa em hét vào mặt anh nó: “Anh không thấy bố mẹ mình sống đạo đức giả sao? Khi cãi nhau, họ đèo nhau ra công viên, ra thư viện. Về nhà lại thân thiện giả vờ. Lúc vỡ bát, bố rất hay nói “nhỡ tay”. Nhưng nhỡ gì mà lắm thế. Lúc đi chợ, mẹ lại bắt anh xách hàng chồng bát đĩa về…” Bây giờ nhà ấy, đứa con gái thi trượt đại học, thằng con trai bỏ nhà đi làm.

Phụt, cơ quan mất điện. Mất hứng, câu chuyện “buôn cà pháo, cà bát, cà tím” của ba người đàn bà bị đứt đoạn. Mà vẫn chưa hết tám tiếng để được về.

Món khoái khẩu

Chuyện ở văn phòng nọ

Đầu tiên là ai đó tru tréo: “Ới trời ơi, con A sướng thật, năm ngày ba mốt mà toàn đồ hiệu cả, biết không? Nửa tháng lương của ông xã mình đấy”.

B thì ỉu xìu: “Chẳng bù cho tao vớ được ông chồng quê mộ cục, chỉ biết làm, tối về lăn ra ngủ. Chán chết! Lại còn lũ nhà quê lão nữa chứ, cứ lên ở đợ ăn bám, đuổi cũng không về, mặt cứ trơ ra”.

C có dáng người hơi quá khổ cười hềnh hệch: “Cứ như tao ăn no ngủ kỹ, cơm nước quần áo nhà cửa đã có ba mẹ chồng, đi làm về chỉ việc “kêu mệt” là xong”.

Và cứ thế, mỗi khi một “thuyết gia” nói xong là những lời tán thưởng, nhận xét, bình phẩm lại liên tiếp được tung ra.

Và cứ thế mà đề tài mở rộng, kéo dài mãi. Thôi thì đông tây kim cổ, thượng vàng hạ cám cứ tuốt tuột tuôn chảy, không đầu cuối, chán đối thoại trực tiếp (bằng mồm) rồi thì lại “buôn” bằng máy, qua công nghệ thông tin, người chát chít, kẻ gọi điện hàng tiếng đồng hồ. Điện nước, Internet cơ quan lo, chẳng mất của bọ, cứ thoải mái đi, tội vạ đâu đã có “Liên Xô” chịu.

Đến khi sếp hỏi về công việc thì người nào ấy nhăn mặt kêu bận cái này, dở cái kia nên chưa có thời gian hoàn thành. Ngày này qua tháng khác, vòng xoay cứ luẩn quẩn thế.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay