Vượt qua các nỗi lo trước khi nhảy việc

Lượt xem: 14,907

Dưới đây là 3 nỗi lo phổ biến của người lao động trước khi nhảy việc và một số lời khuyên giúp họ quyết định nên ở hay đi:

Bạn cảm thấy có lỗi khi nhảy việc
Sau thời gian thất nghiệp, bạn vui mừng tìm được một công việc mới, dù không phải là công việc trong mơ của mình. Tại đây, người quản lý cho phép bạn làm việc tại nhà khi cần thiết và công ty còn trả tiền cho bạn tham gia một vài khóa học bổ ích. Nhưng đây vẫn không phải công việc bạn đang tìm kiếm. Bạn muốn một công việc với nhiều trách nhiệm và lương bổng cao hơn. Tuy nhiên, bạn lại không nỡ ra đi vì công ty đối xử rất tốt với mình.

Nên ở hay đi?

Bạn nên ra đi. Nhưng trước hết hãy nói chuyện với sếp về nỗi lo của bạn. Hãy trình bày bạn mong muốn đảm nhận thêm trách nhiệm mới và lý do bạn xứng đáng được tăng lương. Bạn có thể cho rằng công ty không thể hoặc không muốn đáp ứng yêu cầu của mình, nhưng đôi khi họ lại sẵn sàng làm như vậy để giữ chân nhân tài. Còn nếu bạn đã nói chuyện nhưng không thể thay đổi tình hình hiện tại, bạn nên bắt đầu tìm một công việc mới.

Tuy nhiên, hãy giữ kín quá trình tìm việc cho tới khi bạn đạt được vị trí mới. Khi đó, hãy thể hiện sự tôn trọng với sếp cũ bằng cách thông báo trước vài tuần và giúp đỡ tìm kiếm người thay thế mình.

Bạn ngại môi trường làm việc mới
Sau nhiều năm ở một vị trí, bạn đã quá mệt mỏi và chán nản nhưng lại cảm thấy mạo hiểm khi bỏ công việc ổn định. Bạn cũng sợ khi phải chuyển từ môi trường làm việc quen thuộc sang một môi trường hoàn toàn mới.

Nên ở hay đi?

Tùy từng trường hợp. Nếu bạn vừa mua nhà trả góp hay mới kết hôn và sinh con, tiếp tục một công việc ổn định sẽ tốt hơn là nhảy việc. Còn nếu đã có nền tài chính cũng như cuộc sống riêng bảo đảm, bạn có thể nghĩ tới chuyển việc.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên nghĩ tới những cơ hội lớn hơn. Nếu hi vọng tìm được công việc với mức độ ổn định hơn công việc hiện tại, bạn có thể hướng đến những công ty lớn thay vì công ty nhỏ.

Bạn vẫn hi vọng những rắc rối trong công việc hiện tại sẽ sớm được cải thiện
Bạn mắc kẹt trong một dự án nhiều tháng qua nhưng vẫn luôn kỳ vọng tình hình sẽ được cải thiện khi dự án kết thúc. Nhưng một đề án mới lại bắt đầu và bạn lại bận rộn hơn trước.

Nên ở hay đi?

Bạn nên đi nhưng trước hết cần nói chuyện với người quản lý. Hãy giải thích rằng phần việc của bạn quá nặng và hỏi xem anh/cô ấy có biện pháp nào giải quyết không. Sếp có thể nhìn nhận ra vấn đề của bạn và giúp đỡ bằng cách tuyển thêm nhân viên. Nhưng nếu tình hình vẫn không thay đổi, đã đến lúc bạn ra đi.

Dù quyết định ở lại hay tìm kiếm một công việc mới, hãy cân nhắc kỹ về sự nghiệp lâu dài và mục tiêu nghề nghiệp của mình. Ghi nhớ những điều đó sẽ giúp bạn quyết định bước đi tiếp theo chính xác và đúng đắn hơn.

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay