Xác định mục tiêu khi lập nghiệp
Lượt xem: 15,306Liệt kê tất cả các mục tiêu, bạn nên tìm kiếm mục tiêu nào an toàn nhất, khiến bạn hạnh phúc nhất. Nói chung bạn nên sắp xếp theo theo tỷ lệ tăng dần tầm quan trọng của chúng.
10 điều cần biết
1. Thu hẹp những mục tiêu. Bạn sẽ không thể đạt được tất cả các mục tiêu tài chính mà bạn hằng mong ước. Vì vậy, hãy thiết lập những mục tiêu ngắn hạn, trong tầm tay. Và từ đó, bằng những nỗ lực và sự tập trung, bạn sẽ đạt được điều bạn muốn.
2. Tập trung cho những mục tiêu quan trọng nhất. Đúng vậy, bạn cần xác định cái nào quan trọng thì làm trước, cái nào kém quan trọng hơn thì để sau.
3. Chuẩn bị cho những mâu thuẫn. Những mục tiêu quý giá thường mâu thuẫn với những mục tiêu khác. Khi đối mặt với tình huống như vậy, cần đặt ra những câu hỏi như: Liệu mục tiêu này có thể đem lại nhiều lợi nhuận hơn? Mục tiêu nào gây hại nhiều hơn nếu thất bại?
4. Dành thời gian. Một nhân tố quan trọng quyết định thành công những mục tiêu của bạn là thời gian. Càng nhiều thời gian, bạn càng có nhiều cơ hội thành công. Tuổi tác là một vấn đề - những người trẻ tuổi có nhiều thời gian hơn để làm giàu cho tài khoản của mình.
5. Lựa chọn cẩn thận. Liệt kê tất cả các mục tiêu, bạn nên tìm kiếm mục tiêu nào an toàn nhất, khiến bạn hạnh phúc nhất. Nói chung bạn nên sắp xếp theo theo tỷ lệ tăng dần tầm quan trọng của chúng. Và lựa chọn sao cho thật cẩn thận.
6. Bao gồm cả những thành viên trong gia đình. Nếu bạn có vợ, chồng hay người thân, hãy chia sẽ những mục tiêu với họ, biến họ trở thành một phần trong tiến trình thiết lập mục tiêu.
7. Bắt đầu ngay. Càng chần chừ, do dự khi bắt tay thực hiện mục tiêu, bạn sẽ càng khó khăn khi hoàn thành chúng.
8. Chi tiêu hợp lý. Một khi bạn đã bắt tay vào mục tiêu bạn cho là khả thi nhất, hãy chú ý đến vấn đề chi tiêu. Mỗi khi bạn cần một phải chi một khoản lớn, hãy tự hỏi bản thân "Việc này có giúp tôi tiến sát hơn đến mục tiêu? Hay chúng sẽ khiến tôi xa nó hơn?" Nếu những khoản chi phí lớn không giúp bạn tiến gần đến mục tiêu, hãy suy nghĩ đến việc cắt giảm và chi tiêu hợp lý.
9. Chú ý cả đến những chi tiêu hàng ngày. Mặc dù, bài báo này khuyến khích các bạn tập trung vào những mục tiêu lớn lao, cần một kế hoạch lâu dài, nhưng bạn vần phải chú ý đến những chi tiêu hàng ngày. Miễn sao bạn không quên kế hoạch làm giàu của mình.
10. Chuẩn bị cho những sự thay đổi. Nhu cầu và những mục tiêu sẽ thay đổi cùng với tuổi tác của bạn. Vì vậy, hãy kiểm tra lại những ưu tiên ít nhất 5 năm một lần.