Xây lại từ đầu sau lần “ra riêng” thất bại (Phần 2)

Lượt xem: 11,899

Tiếp nối phần 1 của chuyên đề “Xây lại từ đầu sau lần ra riêng thất bại“, CareerViet.vn xin gửi đến bạn thêm một số bí quyết thu thập từ thực tế của các chuyên gia nhiều trải nghiệm ở bài viết sau đây để bạn có thể tự vực dậy tinh thần và bắt đầu trở lại thật mạnh mẽ nếu lỡ chưa may mắn trong quá trình tự khởi nghiệp của riêng mình.

Xây dựng mạng lưới hỗ trợ

Theo Seth, bạn bè và gia đình là những người có thể hỗ trợ, đưa ra lời khuyên khách quan, phản hồi trung thực, đồng thời cũng là gốc rễ của thành công và giúp bạn vượt qua nghịch cảnh. Luôn giữ quanh mình những người thực sự quan tâm đến sức khoẻ của bạn là điều tối quan trọng để vực dậy, đứng vững và bước tiếp. Hãy trân trọng giá trị và xây dựng các mối quan hệ ngay cả khi bạn ít cần chúng nhất. “Tôi không thể tưởng tượng ra được liều thuốc giải nào cho thất bại tốt hơn nữa,” Seth nói thêm.

Trong khi đó, Ellis khuyên bạn nên tham gia các hội nhóm để hợp tác làm việc hoặc các tổ chức giúp mở rộng mối quan hệ mang tầm địa phương lẫn quốc gia. Cô tin rằng một khi bạn đã bắt đầu kết nối với các doanh nhân khác, thành công là không giới hạn. “Những tài nguyên bạn cần sẽ tự tìm đến với bạn, đó là cách nó hoạt động.” Ellis còn nhấn mạnh rằng, “Đừng quên tận dụng mối liên hệ với các nhà phát triển kinh tế địa phương, những người luôn sẵn sàng xem xét hoạt động kinh doanh của bạn, khắc phục các rào cản và giúp bạn mở rộng quy mô một khi nó được khởi động.”

Keisha A. Rivers, nhà sáng lập kiêm Chief Outcome Facilitator của The KARS Group, thừa nhận rằng dự án kinh doanh đầu tiên của cô thất bại một phần do không kết nối với các nguồn lực quan trọng trong nghề. Hệ thống hỗ trợ của các doanh nhân khởi nghiệp thành công và việc tìm được cố vấn hẳn đã có thể giúp cô ngăn chặn các vấn đề phát sinh khi hoạt động đơn lẻ, tách rời khỏi những người khác. “Bạn sẽ thấy mình trượt dần khỏi ‘quang phổ’ nếu cứ cố gắng bước đi đơn độc. Do đó, khi bắt đầu lại, tôi đã kết nối với các doanh nhân khác và tham gia các tổ chức nghề ,” Rivers nói thêm.

Tái tạo bản thân

Khi đã sẵn sàng để bước vào chặng tiếp theo của cuộc đời, hãy tạo ra lộ trình để chạm đến thành công: nó trông như thế nào, các mục tiêu có thể đo lường và khung thời gian đáp ứng chúng ra sao.

Đối với một số người, bắt đầu lại có nghĩa là tái gia nhập lực lượng lao động trong lĩnh vực quen thuộc, trong khi một số khác sẽ theo đuổi ngành nghề hoàn toàn mới. Những với những ai không thể rũ bỏ được đam mê kinh doanh, có thể hình dung rằng không sớm thì muộn họ sẽ lại khởi động một doanh nghiệp mới.

Lời khuyên của Sims dành cho những cá nhân này là nên học hỏi thật kỹ những sai lầm trong quá khứ trước khi “nhảy vào trận chiến” mới. “Hãy dành thời gian bổ sung kiến thức trong lĩnh vực mà nó từng dẫn bạn đến thất bại. Tránh lặp lại sai lầm và sử dụng kinh nghiệm cũ với mong muốn thúc đẩy tương lai.”      

Tương tự, Rivers khuyên bạn nên nghiên cứu và chuẩn bị trước khi vào ý tưởng mới. “Bắt đầu lại sau một vận rủi, điều quan trọng là tìm được dự án phù hợp với đam mê và cho phép bạn phát triển dưới tốc độ ổn định.”

Nhưng cuối cùng hãy nhớ, dù bạn chuẩn bị tốt đến đâu, bắt đầu lại vẫn là dấn thân vào điều chưa biết. Nên đôi khi nó có nghĩa là bắt lấy cơ hội và hi vọng về lâu dài, các lợi ích sẽ vượt trội các khuyết điểm.

Scarda nhắn nhủ các doanh nhân không nên kìm nén sự sợ hãi: “Thời gian của mỗi người hạn chế trong việc góp nhặt trải nghiệm cho bản thân, tạo ra các ý tưởng kinh doanh tuyệt vời cho thế giới, hoặc đơn giản nhất là cung cấp việc làm cho vài người lao động địa phương cần chúng. Hãy nhớ rằng, bạn thường sẽ hối tiếc về những điều đã không làm, chứ không phải chuyện đã làm.”    

              

>>> Xem phần 1 tại đây

Nguồn hình: Freepik

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay