“Xin lỗi, cậu đã bị sa thải!”

Lượt xem: 12,961

Vào một ngày xấu trời, bạn nhận được câu nói đáng sợ trên từ sếp. Bạn bắt đầu phải làm quen với một sự thật rằng bạn đã thất nghiệp.

Làm sao để đối đầu với “cơn ác mộng” này? Có 14 lời khuyên sau:

1. Hãy ghi nhớ rằng trong hoàn cảnh hiện nay quan niệm về một công việc “từ khi lọt lòng tới lúc chết” đã không còn tồn tại nữa. Hãy trung thành với ông chủ của bạn nhưng đừng nghĩ rằng ông ấy sẽ bên bạn tới tận lúc bạn về hưu. Hãy tự quan tâm đến bản thân mình trước, chuẩn bị mọi tình huống có thể xảy ra.

2. Hãy luôn luôn tỉnh táo và trang bị đầy đủ thông tin việc làm. Nếu bạn nhận ra mọi thứ đang trở nên tệ hại dần, hãy lặng lẽ mà bắt đầu tìm kiếm cơ hội khác.

3. Luôn sẵn sàng về mặt tài chính. Cố gắng tích trữ đủ tiền để chi trả các khoản chi tiêu hàng ngày ít nhất trong ba tháng.

4. Luôn đảm bảo các kỹ năng hiện có của bạn sẽ đáp ứng được các nhu cầu của thị trường việc làm. Tận dụng các cơ hội để rèn luyện thêm và không ngừng nâng cao năng lực.

5. Duy trì và cập nhật bảng thành tích của riêng mình để khi cần, bạn có thể có ngay một bản lý lịch chính xác và đầy đủ.

6. Tiếp tục phát triển các mối quan hệ với những người liên quan đến công việc của bạn và những người có thể sử dụng năng lực của bạn.

7. Giúp đỡ những người mất việc. Một ngày nào đó họ có thể giúp bạn nhiều đấy.

8. Phải hiểu những cảm xúc của bạn. Bị sa thải cũng không khác mất đi một người thân yêu vậy. Phản ứng ban đầu là phủ nhận, mơ tưởng. Đó là một sai lầm. Sau đó là một cú sốc, tiếp theo là sự giận dữ, chán nản, thất vọng và sợ hãi. Tệ hại hơn cả là mất đi sự tự trọng.

9. Nếu bạn bị sa thải, có thể dành chút thời gian để buồn đau, nhưng không quá nhiều. Đừng ngồi đó nuối tiếc cho bản thân. Lẽ dĩ nhiên bạn sẽ tức giận ông chủ của bạn, nhưng không được để lộ những cảm xúc đó. Bạn vẫn cần ông ta. Hãy thương lượng để có thể nhận được tiền và trợ cấp tốt nhất có thể, đặc biệt là tiền bảo hiểm. Dĩ nhiên, đừng quên xin một lời giới thiệu tốt đẹp.

10. Ngay lập tức tiến hành tìm kiếm một công việc khác tốt hơn. Dành thời gian này để đánh giá lại những mục đích bạn đã đặt ra cho cuộc sống sau này của bạn. Định rõ loại công việc có thể đảm bảo rằng bạn sẽ đạt được những mục đích đó.

11. Chuẩn bị kế hoạch tự tiếp thị bản thân. Hãy cho mọi người biết bạn luôn sẵn sàng. Đừng quên lôi kéo mạng lưới bạn bè và gia đình bạn vào công cuộc tìm kiếm này.

12. Hãy kiên nhẫn. Bạn biết rồi còn gì, tìm việc đâu phải chỉ trong một sớm một chiều.

13. Đừng hoảng hốt. Nếu bạn có đủ tài chính để chờ đợi, chớ “chộp” lấy cơ hội đầu tiên xuất hiện, dĩ nhiên, trừ phi nó thực sự thích hợp với các mục đích của bạn.

14. Cuối cùng, hãy nhớ rằng bị sa thải là chuyện có thể xảy ra với bất cứ ai; và phần lớn những người bị sa thải đều có một công việc tốt hơn sau đó so với những nhân viên “may mắn” ở lại.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay