10 lời khuyên cho người phát ngôn của doanh nghiệp

Lượt xem: 17,970

Người phát ngôn là người đại diện cho tiếng nói của doanh nghiệp. Bạn sẽ là một chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan thông tấn báo chí.

10 lời khuyên cho người phát ngôn của doanh nghiệp

Trong xu hướng kinh doanh ngày nay, phát ngôn đã trở thành một nghề chuyên môn, một công việc không thể thiếu của công tác quan hệ đối ngoại (PR). Người phát ngôn (spokesperson) giữ một vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp trước công chúng.

Đối với các công ty lớn, công việc này sẽ được giao hẳn cho một người. Ở các công ty nhỏ, một giám đốc hay trưởng phòng có thể kiêm luôn nhiệm vụ của người phát ngôn. Nếu phải đảm nhiệm chức vụ này, bạn phải làm gì để trở thành một người phát ngôn giỏi, làm việc có hiệu quả?

Người phát ngôn là người đại diện cho tiếng nói của doanh nghiệp. Bạn sẽ là một chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan thông tấn báo chí. Vì vậy, bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau.

1. Luôn sẵn sàng cho các cuộc hẹn với báo giới và chuẩn bị trước cho các tình huống để đưa ra những lời bình luận, trả lời những câu hỏi phỏng vấn của họ. Các nhà báo thường rất bận rộn và luôn phải đứng trước nhiều áp lực về thời gian. Vì vậy, nếu các nhà báo không tiện đến văn phòng của bạn, hãy thu xếp để chủ động gặp họ.

2. Luôn nắm trước mục đích của mỗi lần tiếp xúc với các nhà báo: Thông báo, thúc đẩy hay thuyết phục họ về một vấn đề nào đó? Mục đích cuối cùng của công tác PR là hoàn thiện hình ảnh của doanh nghiệp trước công chúng. Nên nhớ rằng, các nhà báo cần có một bài báo có nội dung, có nhiều sâu chứ không phải một bài quảng cáo bán hàng. Vì vậy, cách tốt nhất cho doanh nghiệp là đóng góp một phần vào một câu chuyện lớn hơn như một bài phóng sự, một chuyên đề.

3. Cần tìm hiểu tại sao một nhà báo muốn nói chuyện với bạn. Điều này cũng có nghĩa là bạn phải tìm hiểu những công việc trước đây của nhà báo đó để xác định xem anh ta/cô ta có thiên hướng nào trong chuyện viết lách hoặc quan tâm đến đề tài, lĩnh vực nào.

4. Chắc chắn rằng bạn có khả năng tóm tắt tất cả những điều mình muốn nói trong vòng tối đa một phút. Nếu bạn không thể làm được điều này, tin tức do bạn đưa ra có thể quá phức tạp hoặc có phạm vi đề cập quá rộng.

5. Phải tỏ ra hoàn toàn có sự quan tâm, hứng thú và tin tưởng đối với đề tài mà bạn muốn nói. Nếu không tạo được niềm cảm hứng và tin tưởng cho bản thân mình thì bạn sẽ khó có thể làm điều đó cho người khác.

6. Phải hiểu được nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài của đề tài mà bạn đang đề cập đến. Nên phác thảo trước những thông tin cần cung cấp cho báo chí như các số liệu thống kê, các kết quả nghiên cứu hay các bằng chứng. Các thông tin này phải bảo đảm tính chính xác và độ tin cậy. Bạn cũng nên đưa vào những thông tin mang tính đối lập và tìm cách làm phủ nhận những thông tin này.

7. Không bao giờ nói rõ những điều mà bạn không chắc chắn tuyệt đối 100%. Thay vào đó, nếu bạn không có một câu trả lời cụ thể và rõ ràng, hãy nói với các nhà báo rằng bạn sẽ trả lời cho họ sau hoặc chỉ cho họ tìm gặp người có thể đưa ra câu trả lời chính xác.

8. Luôn chuẩn bị tinh thần để trả lời những câu hỏi khó. Ngoài những câu xã giao mang tính cá nhân, đa phần các câu hỏi phỏng vấn về doanh nghiệp không phải là những câu hỏi để trả lời.

9. Ba thông điệp hàng đầu mà bạn muốn gửi đến cho báo chí phải được thể hiện một cách tích cực, có tính xây dựng, không mang tính phòng thủ và phải thật cô đọng, xúc tích. Tránh dùng quá nhiều từ chuyên môn, gây khó hiểu. Trong lúc nói chuyện, nên dùng tên của công ty khi đề cập đến công ty và tuyệt đối tránh dùng các đại từ thay thế như "nó", "chúng".

10. Cuối cùng, cần phải thực tập trước khi tiếp xúc với các nhà báo. Hãy tập dượt nhiều lần việc trả lời các câu hỏi, trình bày các lời tuyên bố, phát biểu của doanh nghiệp theo cách nói lớn và rõ ràng.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay