[2022] QA Là Gì? QC Là Gì? Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa QA, QC

Lượt xem: 32,329

Hai cụm từ QA và QC đôi lúc sẽ gây cho bạn sự mơ hồ bởi thoạt nhìn thì cả hai có vẻ như có sự tương đồng với nhau. Tuy nhiên, thực chất 2 thuật ngữ QA và QC này lại có sự khác biệt một cách rõ ràng từ khái niệm cho đến bản chất. Vậy, QA là gì? QC là viết tắt của cụm từ gì? Cùng tìm hiểu chi tiết những thông tin xoay quanh hai thuật ngữ quen thuộc này qua bài viết ngay bên dưới đây.

QA là gì?

Định nghĩa QA là gì

QA là gì? QA là viết tắt của từ gì? Đây là thắc mắc chung của nhiều người trong khi tìm hiểu về lĩnh vực sản xuất hay thiết kế trong kinh doanh. Thực tế, đây là từ viết tắt của Quality Assurance, có ý nghĩa trong tiếng Anh là đảm bảo chất lượng. Thuật ngữ này thường được sử dụng để xác định xem liệu rằng dịch vụ hay sản phẩm của công ty đó có đáp ứng được các tiêu chuẩn cụ thể đã được quy định trước đó hay không.

Việc đánh giá như vậy sẽ được duy trì thực hiện trong những hoạt động từ nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, thiết kế sản xuất và ở cả khâu bán hàng,... Có thể nói, để có thể vận hành tốt việc kinh doanh của doanh nghiệp thì hoạt động QA là việc nên làm.

QA là gì là thắc mắc chung của nhiều người

QA là gì là thắc mắc chung của nhiều người (Nguồn: Internet)

Xem thêm: 

Nhiệm vụ chính của một QA là gì?

QA là làm gì? Đây cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thực tế, nhằm đảm bảo chất lượng cho những sản phẩm, dịch vụ trước khi phân phối trên thị trường, người làm QA cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ như sau:

  • Phối hợp cùng với QC để tăng cường giám sát quá trình kiểm định chất lượng có được thực hiện đúng với tiêu chuẩn đã đề ra hay không.
  • Xây dựng cũng như triển khai các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sao cho có sự phù hợp với từng ngành nghề, từng sản phẩm.
  • Chuẩn bị và lên kế hoạch triển khai những chính sách và các thủ tục giúp đảm bảo chất lượng.
  • Thiết lập hồ sơ để kiểm định chất lượng, đồng thời, tạo các báo cáo kiểm toán.
  • Xây dựng, sắp xếp tài liệu hướng dẫn việc vận hành cũng như tham gia các khóa đào tạo các tiêu chuẩn cho từng bộ phận liên quan.
  • Giám sát những hoạt động trong khâu sản xuất để có thể đưa các giải pháp hoặc sự điều chỉnh kịp thời và phù hợp với những sản phẩm đang được sản xuất trên thực tế.

Nhiệm vụ của QA là đảm bảo chất lượng cho những sản phẩm, dịch vụ trước khi phân phối trên thị trường

Nhiệm vụ của QA là đảm bảo chất lượng cho những sản phẩm, dịch vụ trước khi phân phối trên thị trường (Nguồn: Internet)

Những kỹ năng cần thiết của một QA

Ngoài việc thắc mắc QA là gì, nhiều người cũng tìm hiểu về các kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên QA chuyên nghiệp. Dưới đây là một số kỹ năng cần trau dồi nếu bạn có định hướng công việc này trong tương lai.

  • Có kiến thức sâu rộng về kiến trúc hệ thống của phần mềm vì tính chất công việc của QA bao quát hơn QC.
  • Có khả năng tổ chức theo hệ thống và tư duy logic.
  • Có kỹ năng phân tích số liệu cũng như khả năng làm việc với các con số thành thạo.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt với các thành viên trong team và ngoài team để có thể khai thác được nguồn thông tin về sản phẩm, dự án một cách chi tiết hơn. Từ đó, ứng dụng các kiến thức này vào việc xây dựng hệ thống quy trình.
  • Hiểu rõ ràng và chi tiết về các chứng chỉ như CMMI, ISO… thường được sử dụng trong phần mềm để có thể lên kế hoạch xây dựng những quy trình chuẩn cho các team một cách có hiệu quả hơn.

Nhân viên QA cần có khả năng phân tích và suy nghĩ logic

Nhân viên QA cần có khả năng phân tích và suy nghĩ logic (Nguồn: Internet)

Tài liệu tham khảo học QA

Khi tìm hiểu về QA, QC là gì, bạn cũng nên dành thời gian đọc hiểu một số tài liệu tham khảo học QA nếu có đam mê với công việc này qua những nguồn kiến thức chính thống như bên dưới đây:

  • Tim Landerville: bài viết mô tả một cách chi tiết về 7 bước để thực hiện công việc PQA.
  • CMMI Wikipedia: nguồn thông tin chi tiết về chứng chỉ CMMI - một chứng chỉ có vai trò quan trọng trong QA.
  • Wibas: hướng dẫn về cách thức thực hiện công việc của PQA cũng như cung cấp một số tài liệu tham khảo có tính liên quan.
  • Quality Assurance and Measurement: hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu và chi tiết về những bước trong quy trình thực hiện QA và tài liệu hay cho bạn.

Cơ hội thăng tiến của nhân viên QA

Nhân viên QA là gì? Cơ hội thăng tiến của công việc này ra sao? Đây đều là những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm xoay quanh chủ đề QA là gì. Trên thực tế, bạn có thể bắt đầu công việc này ở các vị trí thấp như nhân viên QA trong công ty rồi mới có thể “leo lên” những vị trí cao hơn. Tùy theo từng cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp khác nhau mà cơ hội thăng tiến của nhân viên QA sẽ có sự khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên, nhìn chung, lộ trình thăng tiến thường thấy của một nhân viên QA sẽ qua ba vị trí, đó là nhân viên QA, QA Leader, QA Manager.

Lộ trình thăng tiến thường thấy của một nhân viên QA sẽ qua ba vị trí

Lộ trình thăng tiến thường thấy của một nhân viên QA sẽ qua ba vị trí (Nguồn: Internet)

Mức thu nhập của nhân viên QA là bao nhiêu?

Mức lương ngành QA cũng khá ổn định và dao động ở mức từ 9.300.000 VNĐ/tháng đối với những nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm và 30.00.000 VNĐ/tháng cho những chuyên viên đã có kinh nghiệm cũng như tuổi nghề cao. Để biết thêm một cách chi tiết về mức lương cụ thể của từng vị trí nhân viên QA trong doanh nghiệp, công ty, bạn hãy truy cập website VietnamSalary để tham khảo những thông tin được thống kê chính xác nhất.

QC là gì?

Vì QA và QC là hai cụm từ thường xuất hiện cùng nhau nên bên cạnh việc tìm hiểu QA là gì, nhiều người cũng tìm kiếm thông tin liên quan về QC.

Định nghĩa QC là gì

QC là cụm từ viết tắt của Quality Control, có nghĩa là sự kiểm soát chất lượng. Đây là một khâu kiểm tra quan trọng và được thực hiện trước khi tung sản phẩm hay dịch vụ ra ngoài thị trường. Có thể hiểu một cách đơn giản thì QC chính là công việc kiểm tra kết quả cuối cùng nhưng không nằm trong quá trình tạo ra thành phẩm.

QC là một khâu kiểm tra quan trọng và được thực hiện trước khi tung sản phẩm ra thị trường

QC là một khâu kiểm tra quan trọng và được thực hiện trước khi tung sản phẩm ra thị trường (Nguồn: Internet)

Nhiệm vụ chính của một QC là gì?

Đối với từng ngành nghề, sản phẩm cụ thể thì công việc của QC sẽ có sự khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên, nhìn chung, hầu hết các bộ phận QC của các nhóm ngành đều cần thực hiện những nhiệm vụ chính như bên dưới đây:

  • Thực hiện việc đánh giá chất lượng tất cả mọi sản phẩm hoặc dịch vụ đang trong giai đoạn chuẩn bị cho ra mắt trên thị trường cũng như những nguyên liệu thô đầu vào dùng cho quá trình sản xuất.
  • Xem xét và đối chiếu kế hoạch cũng như những thông số tiêu chuẩn với bản thiết kế mẫu cho các sản phẩm.
  • Xử lý các vấn đề có thể xảy ra liên quan đến quá trình kiểm soát chất lượng.
  • Cung cấp thông tin, đồng thời, hỗ trợ đào tạo cho đội ngũ đảm bảo chất lượng.
  • Chuẩn bị tài liệu chi tiết cho quá trình thực hiện công tác kiểm tra, bao gồm những báo cáo cụ thể và hồ sơ hoạt động.
  • Đánh giá dựa trên số liệu thực tế để đề xuất những phương án hỗ trợ cho việc cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Những kỹ năng cần thiết của một QC

Trong quá trình tìm kiếm thông tin về QA, QC là gì, bạn cũng nên biết được các kỹ năng cần thiết để trở thành một nhân viên QC nếu có đam mê định hướng theo đuổi công việc này.

  • Kỹ năng code thành thạo (nếu bạn làm Automation)
  • Nhân viên QC cũng cần phải có kiến thức sâu rộng về mọi chức năng, khía cạnh của sản phẩm để có thể review được các yêu cầu từ requirement.
  • Người làm QC cần có tính cách cẩn thận và kỹ tính bởi công việc này yêu cầu sự chính xác cao độ cũng như khả năng quan sát, chú ý đến mọi khía cạnh có thể có vấn đề của sản phẩm.
  • Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm tốt bởi công việc QC cần sự kết nối của hầu hết mọi thành viên trong team.

Nhân viên QC cần có tính cẩn thận và kỹ tính trong công việc (Nguồn: Internet)

Nhân viên QC cần có tính cẩn thận và kỹ tính trong công việc (Nguồn: Internet)

Tài liệu tham khảo học QC

Một số tài liệu hữu ích cho việc học QC phải kể đến như:

  • Software Testing Help: chứa các kiến thức từ căn bản đến nâng cao về Testing.
  • Tutorials Point: chủ yếu cung cấp kiến thức Testing nâng cao.
  • Test this Blog by Eric Jacobson: cung cấp kinh nghiệm về Testing rất hữu ích được trích xuất từ chia sẻ của blogger Eric Jacobson.
  • Automation Beyond: kiến thức liên quan về chủ đề Automation Test.
  • SQA Forum: Nội dung trên diễn đàn liên quan đến việc kiểm thử phần mềm rất nổi tiếng. Ngoài ra, đây cũng là nơi giúp giải đáp mọi thắc mắc về testing và nghề.
  • Software Test Automation Forums: diễn đàn chuyên cung cấp thông tin về automation testing.

Cơ hội thăng tiến của nhân viên QC

Cơ hội thăng tiến của nhân viên QC cũng được nhiều người đánh giá là khá tiềm năng trên thị trường việc làm. Tùy vào cơ cấu của từng doanh nghiệp khác nhau mà lộ trình thăng tiến của nhân viên QC cũng sẽ có sự khác biệt rõ rệt. Nhìn chung, sau vài năm cống hiến cho công việc, một nhân viên QC có thể “leo lên” vị trí trợ lý QC để làm bàn đạp trở thành một QC Manager chuyên nghiệp.

Cơ hội thăng tiến của nhân viên QC được đánh giá là vô cùng tiềm năng trên thị trường việc làm

Cơ hội thăng tiến của nhân viên QC được đánh giá là vô cùng tiềm năng trên thị trường việc làm

(Nguồn: Internet)

Mức thu nhập của nhân viên QC là bao nhiêu?

Mức lương ngành QC cũng được đánh giá là khá ổn định trên thị trường khi dao động ở mức từ 9.000.000 VNĐ/tháng đối với những nhân viên mới vào nghề và 30.00.000 VNĐ/tháng cho những chuyên viên đã có kinh nghiệm cũng như tuổi nghề cao. Để biết thêm một cách chi tiết về mức lương cụ thể của từng vị trí nhân viên QC trong doanh nghiệp, công ty, bạn hãy truy cập website VietnamSalary để tham khảo những thông tin được thống kê chính xác nhất.

QA, QC khác nhau như thế nào?

Bên cạnh việc biết được QA, QC là gì, nhiều người cũng thắc mắc sự khác nhau giữa hai cụm từ này trên thực tế như thế nào. Dưới đây là bảng so sánh những điểm khác biệt đặc trưng giữa hai thuật ngữ này.

QA

QC

QA là một tập hợp các hoạt động được thực hiện để đảm bảo chất lượng của quá trình phát triển sản phẩm.

QC là tập hợp các hoạt động với mục đích nhằm kiểm tra chất lượng của chính sản phẩm.

Mục đích của QA là ngăn ngừa các khiếm khuyết có thể xảy ra trong quá trình sản xuất.

Mục đích của QC là phát hiện và sửa chữa những khiếm khuyết có khả năng xảy ra.

Quy trình chủ động

Quy trình bị động

QA là một công cụ quản lý

QC là một công cụ điều chỉnh

QA mang tính định hướng quy trình sản xuất

QC mang tính định hướng sản phẩm

 

Những câu hỏi thường gặp về QA?

QA, QC là làm gì?

QA, QC là gì hay QA, QC làm gì là câu hỏi nhân được nhiều sự quan tâm hiện nay. Đây là sự kết hợp của đảm bảo chất lượng cho quy trình hoặc bộ quy trình được sử dụng để đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường cũng như kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ nhằm mục đích đáp ứng tối ưu những mong đợi của người tiêu dùng.

QA là viết tắt của từ gì?

QA là viết tắt của từ gì? Đây là từ viết tắt của Quality Assurance, có ý nghĩa trong tiếng Anh là đảm bảo chất lượng.

Tester QA là gì?

Tester QA là gì? Đây là cụm từ viết tắt của Quality Assurance Tester có nghĩa là người chịu trách nhiệm trong việc thử nghiệm, đánh giá để đảm bảo chất lượng sản phẩm.


Trên đây là các thông tin xoay quanh QA là gì, QC là gì cũng như những kỹ năng để có thể trở thành nhân viên QA hay QC chuyên nghiệp. Hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức hay ho để đánh giá, xem xét về các vị trí công việc có liên quan đến QA và QC phù hợp với năng lực bản thân để tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai. Đừng quên truy cập CareerViet cùng VieclamIT.vn để cập nhật nhiều thông tin về các ngành nghề phổ biến hiện nay cũng như hoạch định cho mình một lộ trình thăng tiến tại CareerMap.vn phù hợp nhé!

Bài viết khác

Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!

Xem thêm

ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!

Xem thêm

Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!

Xem thêm

FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!

Xem thêm

Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?

Xem thêm

Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay