5 kỹ năng cần thể hiện trong phỏng vấn xin việc
Lượt xem: 92,779Mọi thông tin trong túi hồ sơ xin việc chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý. Và thật sai lầm khi nhiều người đi xin việc nghĩ rằng sự thể hiện những kỹ năng và kinh nghiệm chỉ bắt đầu và kết thúc bằng một bản sơ yếu lý lịch. Bất kể công việc công nghệ thông tin, marketing, tổ chức sự kiện hay truyền hình/ báo chí đều cần thể hiện kỹ năng khi đi phỏng vấn.
Nhiều ứng viên đi phỏng vấn nghĩ rằng những kỹ năng và kinh nghiệm bản thân thể hiện trong túi hồ sơ xin việc đã khiến các nhà tuyển dụng hài lòng. Tuy nhiên, đối với nhiều nhà tuyển dụng họ coi trọng từ hình thức tới nội dung và kỹ năng phỏng vấn xin việc chính là một trong nhưng yếu tố quyết định bạn có được nhận hay không?
Phỏng vấn xin việc luôn là "cửa ải" khó khăn nhất đối với các ứng viên. Vì thế, hãy chứng minh bạn là một ứng cử viên xuất sắc với đầy đủ 10 bước chuẩn bị và 10 kỹ năng phỏng vấn xin việc chuyên nghiệp bạn cần phải biết như các kỹ năng sau:
#TOP 10 bước cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin việc gây ấn tượng nhà tuyển dụng
1. Trang phục mặc đi phỏng vấn nghiêm chỉnh, phù hợp
Ngoại hình là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến ấn tượng của nhà tuyển dụng. Cho dù bạn có kinh nghiệm đến đâu, nếu bạn đi phỏng vấn trong chiếc áo phông và quần jean, bạn sẽ bị đánh giá là có kỹ năng phỏng vấn kém, bất cẩn và thiếu tôn trọng doanh nghiệp.
Trang phục chỉnh tề, gọn gàng thể hiện sự tôn trọng và nghiêm túc đối với công ty và vị trí bạn đang ứng tuyển, đồng thời tạo thiện cảm với người đối diện. Tránh những cách ăn mặc sai lầm cho một cuộc phỏng vấn việc làm có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và bắt đầu cuộc phỏng vấn suôn sẻ hơn.
Xem thêm: Mẹo trả lời phỏng vấn xin việc chuyên nghiệp
Trang phục đi phỏng vấn cần để ý yếu tố phù hợp (Nguồn: Internet)
2. Đến đúng giờ khi đi phỏng vấn
Đúng giờ là một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc cần thiết. Việc trễ hẹn cho thấy bạn là người thiếu chuẩn bị và thiếu trách nhiệm với công ty. Điều này gây lãng phí thời gian cho cả hai bên.
Bạn nên nghiên cứu đường đi đến địa chỉ của công ty ít nhất một ngày trước cuộc hẹn của bạn để tìm địa điểm và nên đến trước giờ phỏng vấn theo lịch trình 10-15 phút.
Xem thêm: 10 điều "vàng" cho người chuẩn bị phỏng vấn
Để lại ấn tượng tốt bằng việc đi đúng giờ (Nguồn: Internet)
3. Ngôn ngữ cơ thể
Bạn có biết rằng hơn 70% “thông điệp” mà bạn gửi đến đối tượng giao tiếp là ngôn ngữ cơ thể?
Tất cả những người phỏng vấn nhân sự đều được đào tạo để "đọc" ngôn ngữ cơ thể của bạn để xem bạn đang cảm thấy thế nào.
Những biểu hiện như nhìn lên hoặc nhìn xuống cho thấy bạn không tập trung, và xoa tay liên tục khi trả lời câu hỏi cho thấy bạn đang che giấu điều gì đó. Vì vậy, hãy tận dụng điểm này bằng cách thể hiện những cử chỉ tự tin như: Ví dụ, bạn có thể tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng bằng cách ngồi thẳng và tỏ ra thân thiện, tập trung.
Xem thêm: Quy tắc kiểm soát ngôn ngữ hình thể trong phỏng vấn
Một hình thức giao tiếp khá quan trọng “ngôn ngữ cơ thể" (Nguồn: Internet)
4. Tìm hiểu kỹ về công ty ứng tuyển
Biết được những thông tin quan trọng nhất về công ty có thể giúp bạn bước vào cuộc phỏng vấn một cách tự tin. Các yếu tố có thể tìm hiểu bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, các sản phẩm/ dịch vụ mà công ty cung cấp, sứ mệnh và mục tiêu của công ty.
Ngoài ra, bạn có thể truy cập vào các trang web của công ty, các bài đăng trên mạng xã hội và các thông cáo báo chí gần đây để tìm hiểu thêm và chỉ ra lý do tại sao chúng phù hợp với môi trường và định hướng của bạn.
5. Chuẩn bị kiến thức, yêu cầu mô tả công việc
Khi chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn xin việc, bạn nên chú ý đến các yêu cầu của bản mô tả công việc. Bạn có thể in nó ra và tập trung vào mục kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức chuyên môn mà nhà tuyển dụng cần.
Viết ra các ví dụ từ các công việc trước đây và trình độ cũng như kỹ năng hiện tại của bạn phù hợp với những yêu cầu đó như thế nào và tập trung vào chúng khi bạn nói về kinh nghiệm của mình.
Xem thêm: 20 cách gây ấn tượng trong phỏng vấn
Chú ý đến bản mô tả công việc (Nguồn: Internet)
6. Thái độ thân thiện, hoà nhã khi phỏng vấn
Tự tin trả lời phỏng vấn xin việc không chỉ góp phần tạo nên bầu không khí tự tin, chuyên nghiệp hơn mà còn cho thấy sự uy tín với nhà tuyển dụng của bạn.
Một trong những kỹ năng bạn cần rèn luyện khi đi phỏng vấn đó là sự tự tin. Đó có thể là cách bạn nhìn thẳng vào mắt người hỏi, giọng nói có vừa phải và rõ ràng, dễ hiểu và nhất quán.
Xem thêm: Top 15 mẫu đơn xin việc thu hút nhà tuyển dụng, cách viết đơn xin việc
7. Sẵn sàng cho các câu hỏi tình huống
Nhiều nhà tuyển dụng muốn kiểm tra khả năng xử lý tình huống và kỹ năng phỏng vấn của ứng viên bằng những câu hỏi bất ngờ vượt xa những thông tin cơ bản như giới thiệu và kinh nghiệm làm việc.
Bạn có thể tham khảo các video trên YouTube và các bài đăng trên blog về chính công việc đó để chuẩn bị cho câu hỏi tình huống bất ngờ này. Hoặc bạn có thể tự hỏi “Nếu tôi là nhà tuyển dụng, tôi sẽ hỏi gì?” để chuẩn bị cho càng nhiều tình huống càng tốt.
8. Tập trước với người quen hoặc trước gương
Tự thực hành trả lời phỏng vấn với người quen hoặc tự hỏi trước gương có thể giúp xây dựng sự tự tin của bạn. Bạn có thể nói chuyện với chính mình hoặc ai đó mà bạn biết và nhờ họ đóng vai người phỏng vấn bạn. Điều này làm cho quen dần trước buổi phỏng vấn trực tiếp.
Xem thêm: Đơn Xin Việc Là gì? Mẫu Đơn Xin Việc File Word Chuẩn Nhất 2022
Tập luyện nhiều lần giúp bạn tự tin phỏng vấn (Nguồn: Internet)
9. Câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Một cuộc phỏng vấn là một cuộc trò chuyện hai chiều. Ngoài việc chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn, bạn cũng cần biết cách đặt câu hỏi. Một số câu hỏi có thể đặt cho nhà tuyển dụng như:
- Có thể mô tả một số công việc và nhiệm vụ của tôi hằng ngày không?
- Nếu tôi ở vị trí này, hiệu suất công việc của tôi sẽ được đánh giá như thế nào?
- Bộ phận thường hợp tác, tiếp xúc với những bộ phận nào khác?
- Tôi có thể gặp phải những thách thức nào trong vị trí của mình?
Xem thêm: Portfolio là gì? Cách làm và các mẫu Portfolio chuẩn, đẹp nhất
10. Trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm
Các cuộc phỏng vấn không dài, vì vậy bạn cần biết cách tập trung vào những điểm chính mà nhà tuyển dụng quan tâm. Hãy luôn chú ý đến thời gian phỏng vấn để có những câu trả lời phù hợp nhất. Nếu bạn có nhiều thời gian hơn, bạn có thể cung cấp thêm thông tin, nhưng nếu bạn có ít thời gian hơn, hãy nói với họ những gì bạn cần và những gì được nhắm mục tiêu nhiều nhất.
10 kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc cho ứng viên thành công không nên bỏ qua
1. Kỹ năng tổ chức
Đây là kỹ năng không thể thiếu đối với bất kỳ công việc nào. Nhà tuyển dụng luôn cần những người có khả năng giải quyết nhanh chóng một khối lượng lớn các công việc. Họ là những người làm việc một cách khoa học.
Thể hiện như thế nào?
- Ăn mặc gọn gàng và chuyên nghiệp
- Luôn sẵn sàng các tài liệu cần thiết liên quan đến công việc. Đó có thể là: bút, giấy, bản sơ yếu lý lịch và một số tấm card của các doanh nghiệp. Tất nhiên, tuỳ vào vị trí tuyển dụng mà bạn có thể có những bước chuẩn bị phù hợp.
- Trước khi đi phỏng vấn, hãy tập trung mọi chiến lược. Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn thông thường sẽ cho phép bạn tự tin và tiến hành phỏng vấn một cách suôn sẻ.
2. Kỹ năng ra quyết định
Không có ông chủ nào lại muốn tuyển một nhân viên chậm chạp, và sức ì quá lớn. Họ cần những nhân viên giỏi chứ không phải là một chú robot; họ cần những những người nói được và làm được; những người không bao giờ nói từ "không thể"; những người có khả năng giải quyết mọi công việc và bất chấp mọi khó khăn.
Sự thể hiện tốt nhất cho kỹ năng này là:
- Trước khi đi phỏng vấn, hãy chuẩn bị sẵn các câu chuyện về những công việc trước đây bạn đã làm và những quyết định cho từng bước đi để khắc phục những khó khăn đó. Hãy lấy chúng làm ví dụ để chứng minh năng lực của mình.
- Thông qua các câu trả lời, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được những kinh nghiệm và những hiểu biết của bạn.
3. Kỹ năng giao tiếp
Nếu chưa giao tiếp thực tế với nhiều người, bạn sẽ không bao giờ có đủ tự tin khi đứng trước đám đông. Bởi kỹ năng giao tiếp được tổng hợp từ nhiều kỹ năng khác nhau, nó không chỉ đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết sâu rộng mà còn yêu cầu bạn phải có tính linh hoạt trong mọi tình huống và sự sáng tạo trong công việc. Điều này giải thích tại sao phần lớn nhà tuyển dụng lại cần tuyển những ứng cử viên có khả năng giao tiếp tốt, đặc biệt là khả năng diễn thuyết trước đám đông.
Làm gì để thể hiện tốt kỹ năng này?
- Hãy đứng trước gương rồi thực hành nói, hoặc trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Mục đích của việc này là tạo sự tự tin, đồng thời để bạn có thể tự kiểm tra mọi sai sót của mình.
- Thực hành phỏng vấn với người khác sẽ rất có hiệu quả. Một mặt, họ có thể chỉ ra cho bạn những mặt được và chưa được một cách thẳng thắn. Mặt khác, những lời phê bình của họ sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn khi phải nhận những lời phê bình từ người phỏng vấn.
- Bình tĩnh và luôn luôn duy trì ánh mắt. Làm như vậy, trông bạn sẽ tự tin hơn.
4. Kỹ năng làm việc theo nhóm
Yêu cầu của kỹ năng làm việc theo nhóm là phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, làm việc có tính xây dựng, không ỉ lại hay dựa dẫm vào người khác.
Ngày nay, hầu hết các công ty đều cần những nhân viên vừa có thể làm việc độc lập lại vừa có thể làm việc theo nhóm. Bởi các ông chủ đều nghĩ rằng họ sẽ không chỉ làm tốt công việc của mình mà còn nỗ lực có hiệu quả với các công việc của nhóm.
Sự thể hiện tốt nhất cho kỹ năng này là:
- Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị một danh sách các công việc mà trong đó bạn có đóng góp công sức cho sự thành công của nhóm. Những điểm này không có trong bản sơ yếu lý lịch, nhưng chúng có thể được đề cập trong buổi phỏng vấn.
- Không chỉ thể hiện những đóng góp có hiệu quả cho sự thành công của nhóm mà bạn còn nên chỉ ra cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn cũng có thể là người lãnh đạo và rất có trách nhiệm với công việc của nhóm.
- Không nên e ngại khi đề cập đến những khó khăn mà nhóm bạn vấp phải. Hãy lấy chúng làm bàn đạp để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được bạn còn có khả năng giải quyết mọi vấn đề và vượt qua mọi khó khăn. Một khi mọi vấn đề được giải quyết hiệu quả thì thành công của bạn là rất lớn.
5. Kỹ năng giải quyết nhiều loại công việc
Tiết kiệm thời gian, giảm nguồn nhân lực luôn là mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp. Vì thế, nhà tuyển dụng luôn cần những người có khả năng làm được nhiều loại công việc. Trong trường hợp này, họ sẽ là người "hai trong một", nghĩa là một người có thể làm được nhiều việc khác nhau mà lẽ ra phải cần đến hai nhân viên. Theo đó, các ông chủ sẽ trả tiền công theo giờ làm việc.
Cần thể hiện như thế nào?
- Khi nói về công việc trước đây của bạn, hãy đưa ra những tình huống, những công việc mà bạn đã từng giải quyết cùng một lúc.
- Chuẩn bị một danh sách các dự án được yêu cầu trong đó có rất nhiều nhiệm vụ mà bạn có thể đồng thời hoàn thành. Sẵn sàng nói rõ từng bước đi cụ thể cho mỗi việc.
- Hãy sẵn lòng nhận trách nhiệm và xác định khả năng thành công của công việc.
6. Tính trung thực được đề cao
Đừng nói dối bất cứ điều gì về sơ yếu lý lịch và bản thân bạn trong một cuộc phỏng vấn. Với sự phát triển của internet và các kết nối xã hội, việc xác minh thông tin của nhà tuyển dụng chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Hãy nhớ rằng, NTD không tìm kiếm những thiên tài hay nhà khoa học đoạt giải Nobel, mà tìm kiếm người phù hợp nhất với vị trí trong công ty.
7. Kỹ năng lắng nghe nhà tuyển dụng
Khi nhà tuyển dụng đang nói chuyện, bạn không nên ngắt dưới bất kỳ hình thức nào, hãy đợi họ nói xong rồi mới đưa ra ý kiến của bạn, hãy tỏ thái độ lắng nghe lịch sự và làm theo những gì được trao đổi, đồng thời phải thể hiện thái độ quan tâm. Việc ngắt lời sẽ khiến bạn bị đáng giá là thiếu chuyên nghiệp và có phần hấp tấp, vội vàng, đồng nghĩa với sự thiếu chắc chắn.
8. Thể hiện điểm nổi bật của bản thân
Nhiều người chưa có kinh nghiệm nghĩ rằng họ càng chứng minh được thành tích của mình thì càng tốt, nhưng trên thực tế, việc này là con dao hai lưỡi. Nếu không khéo bạn sẽ bị ngợp và thiếu chuyên nghiệp.
Tốt nhất, bạn nên chọn một điểm thực sự liên quan đến yêu cầu công việc của bạn và ví dụ về cách điều đó đã giúp bạn giải quyết một tình huống khó khăn, đạt được kết quả, v.v. Biết cách nói về điểm yếu của bạn cũng là một cách thông minh để được tuyển dụng.
9. Kỹ năng deal lương
Đàm phán lương (hay còn gọi là deal lương) là sự thương lượng về mức lương, các chế độ và lợi ích mà nhà tuyển dụng sẽ trả cho ứng viên khi họ làm việc cho công ty. Các ý kiến sẽ được nêu ra và thảo luận giữa hai bên cho đến khi đạt được thỏa thuận cuối cùng. Bước này thường được thực hiện vào cuối buổi phỏng vấn sau khi ứng viên đã đáp ứng được tất cả các yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Tại sao bước này lại quan trọng trước khi gia nhập công ty? Vì một khi bạn hài lòng với mức lương nhận được, bạn có thể ngừng lo lắng và tập trung làm tốt hơn công việc của mình. Ngoài ra, việc xác định mức lương sẽ giúp bạn lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm cho tương lai gần.
Ứng viên cần có kỹ năng deal lương khi thảo luận với nhà tuyển dụng (Nguồn: Internet)
10. Kỹ năng sale bản thân
Bạn không nhận được công việc vì bạn thực sự muốn nó, mà vì bạn đã đáp ứng được kỳ vọng của nhà tuyển dụng. Vì vậy, đã đến lúc sử dụng tất cả các chiến thuật marketing cần thiết để sale chính bản thân mình.
3 điều ứng viên nên làm sau buổi phỏng vấn xin việc
- Sau khi kết thúc phỏng vấn, bạn cần khẳng định lại: Bản thân rất mong muốn được công ty nhận và tham gia vào sự phát triển của công ty.
- Việc đặt lịch hẹn để gửi email hoặc các thông tin khác đúng giờ cho nhà tuyển dụng là hoàn toàn đúng để khẳng định mình là một người chuyên nghiệp và chứng tỏ rằng bạn nghiêm túc với văn hóa công sở.
- Hãy thể hiện sự chân thành và lịch sự của bạn bằng cách viết thư cảm ơn sau cuộc phỏng vấn (trong vòng 3 ngày). Bạn có thể không được gia nhập công ty, nhưng đây có thể là cơ hội cuối cùng của bạn. Nhà tuyển dụng có thể kiểm tra điều này và đưa ra quyết định.
Trên đây là những thông tin về kỹ năng phỏng vấn đi xin việc cho ứng viên chuyên nghiệp nhất. Hy vọng bài viết của CareerViet hữu ích và giúp bạn phỏng vấn thuận lợi. Đừng quên truy cập vào CareerViet.vn - website tuyển dụng với hàng trăm ngàn công việc uy tín tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu.
Những câu hỏi thường gặp về kỹ năng phỏng vấn
1. Kỹ năng phỏng vấn là gì?
Kỹ năng phỏng vấn là quá trình tiếp xúc, trao đổi (cụ thể hơn là quá trình hỏi đáp) giữa nhà tuyển dụng (NTD) và ứng viên. Mục tiêu của nhà tuyển dụng là tìm được người phù hợp với công việc, còn mục tiêu của ứng viên là ứng tuyển thành công...
2. Kỹ năng quan trọng nhất trong phỏng vấn xin việc?
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng mềm quan trọng nhất quyết định 90% thành công của ứng viên trong buổi phỏng vấn xin việc.