5 loại công việc phù hợp để làm từ xa
Lượt xem: 38,580Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
- Khu công nghiệp Sóc Trăng tuyển dụng
- Việc làm tại Thái Bình
- Việc làm phổ thông tại Thanh Hóa mới nhất
Có một sự thật rằng khá nhiều người thích ý tưởng được làm việc từ xa. Thích là bởi vì bạn ủng hộ ý tưởng mình sẽ là một người tự do, hoặc vì nhu cầu cần có nhiều thời gian dành chăm sóc gia đình và đời sống cá nhân, hoặc vì điều kiện chỗ ở và đi lại. Dù lý do là gì, hình thức làm việc linh hoạt từ xa vẫn là lựa chọn có ý nghĩa, hiện tại nó chẳng những được người lao động thích mà còn được các công ty ưa chuộng.
Tuy nhiên, trái ngược với suy nghĩ ưa thích, nỗi băn khoăn về việc “liệu làm từ xa có phù hợp cho ngành nghề của tôi không” đôi khi lại còn lớn hơn. Nhưng đừng vì vậy mà giới hạn khả năng lựa chọn điều kiện làm việc bạn nhé. Thực tế đã chứng minh, số lượng công việc cho phép bạn làm từ xa toàn thời gian giờ đây đã ngày càng mở rộng và nhiều hơn mức bạn hình dung. Không chỉ dừng lại ở vị trí nhân viên trực tổng đài mà còn có thể gồm cả các CEO hay quản lý bộ phận.
TIÊU CHÍ CHO THẤY SỰ PHÙ HỢP ĐỂ LÀM VIỆC TỪ XA
Sau nhiều đợt nghiên cứu và đúc kết, tác giả Chris W. của trang RemoteWork đã gợi ý 6 tiêu chí để có thể đảm bảo về mặt chức năng, khả năng tương tác và mục tiêu công việc khi chọn loại hình làm việc từ xa. Các tiêu chí này cũng đủ rộng để áp vào hầu hết công việc, trong đó không bao gồm các lĩnh vực đặc thù như y tế hay công nghiệp nông thôn.
- Vai trò của người làm việc từ xa sẽ phát huy hiệu quả nhất ở đâu?
- Địa điểm công việc so với địa điểm khách hàng
- Nhiệm vụ hàng ngày có đòi hỏi những tương tác vật lý?
- Các hình thức giao tiếp thường được sử dụng?
- Hình thức giao tiếp nào lý tưởng nhất cho công việc?
- Công việc sẽ tạo ra kết quả gì và cần đưa đến đâu?
Dưới đây là một số nhóm công việc phổ biến nhất mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự phù hợp khi đi vào phân tích từng tiêu chí cụ thể. Cùng xem với CareerViet.vn ngay bạn nhé!
Loại công việc thứ 1: PHÁT TRIỂN WEB (Web Development)
- Vai trò chính: Bất cứ ở đâu mà người phát triển web có thể làm việc năng suất nhất.
- Địa điểm: Khách hàng có thể ở bất cứ nơi nào, do đó vị trí làm việc có thể hoàn toàn độc lập.
- Yêu cầu tương tác vật lý: Không cần. Các cuộc gọi, email, trao đổi qua các ứng dụng chat là đã đủ để làm việc tốt. Đặc biệt với các công việc liên quan đến chuyện lập trình (coding).
- Hình thức giao tiếp: Email, GitHub, chat…
- Giao tiếp lý tưởng: Điều này phụ thuộc vào khách hàng/chủ dự án/người thuê bạn làm việc. Toàn bộ những cái tên đã liệt kê ở hình thức giao tiếp bên trên đều có thể đáp ứng.
- Kết quả đầu ra: Viết code cho website hoặc tạo ứng dụng, phần mềm mới. Bạn có thể dễ dàng đăng lên máy chủ, kiểm thử và phát hành.
Từ những thông tin đã phân tích, có thể thấy vai trò của một Web Developer không nhất thiết đòi hỏi sự hiện diện trong văn phòng. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi nó chính là một trong những công việc được phép làm từ xa phổ biến rộng rãi nhất hiện nay.
Loại công việc thứ 2: QUẢN LÝ (Management)
- Vai trò chính: Chỉ đạo những người khác hoàn thành khối lượng công việc được giao. Bạn có thể làm điều này tại văn phòng hoặc thông qua các phương pháp khác, tuỳ thuộc vào quy mô và tiêu chuẩn kinh doanh.
- Địa điểm: “Khách hàng” ở đây có thể chia thành hai nhóm là khách hàng của công ty và các nhân viên. Và trên thực tế là cả hai nhóm đều có thể trong phạm vi tương tác hoặc giao tiếp từ xa.
- Yêu cầu tương tác vật lý: Tương tác thì chắc chắn phải có, nhưng tương tác vật lý thì không hẳn. Một lần nữa, mức độ yêu cầu tuỳ thuộc vào quy mô và cấu trúc kinh doanh. Nhưng cần khẳng định một điều rằng tương tác vật lý là không bắt buộc.
- Hình thức giao tiếp: Điện thoại, email, phối hợp điều chỉnh công việc hay nhắn tin bằng đủ mọi hình thức. Trên thực tế, nhiều người cho rằng đã có vô số hình thức giao tiếp mới được “phát minh” ra để quản lý có thể nói chuyện với nhân viên nhiều hơn.
- Giao tiếp lý tưởng: Đối với những người quản lý, giao tiếp lý tưởng nhất chính là có thể theo dõi và kiểm soát được tình trạng công việc, nhanh chóng/kịp thời (real-time) và rõ ràng. Theo quan điểm này, email và điện thoại sẽ có nhiều ưu điểm hỗ trợ.
- Kết quả đầu ra: Kết quả công việc của quản lý sẽ được đo bằng năng suất của nhân viên và sự hài lòng của khách hàng.
Vậy quản lý có nên bám sát văn phòng hay không? Họ có thể. Nhưng có buộc phải như vậy không? Không.
Loại công việc thứ 3: SÁNG TẠO (Creative)
- Vai trò chính: Giống như các Developer, người sáng tạo có thể ở bất cứ đâu mà họ đạt hiệu suất tốt.
- Địa điểm: Khách hàng thường là công ty hoặc người thuê bạn làm việc. Công việc có thể làm ở địa điểm của khách hàng hoặc của người sáng tạo.
- Yêu cầu tương tác vật lý: Nhiệm vụ hàng ngày thường là những việc cần sự tập trung: sáng tạo nội dung quảng cáo, viết lách, lên ý tưởng hoặc thiết kế đồ hoạ/mỹ thuật… Tất cả những điều này cần sự tập trung, và nghĩa là trái ngược với sự tương tác.
- Hình thức giao tiếp: Giống như của nhóm Quản lý.
- Giao tiếp lý tưởng: Những người làm sáng tạo đã gợi ý rằng nên ưu tiên cho hai loại giao tiếp là email (để thông tin càng rõ ràng càng tốt) và các cuộc gọi video (để có được cảm nhận tốt nhất về những điều mà đối phương muốn).
- Kết quả đầu ra: Là các nội dung sáng tạo, chúng thường được trình bày hoặc hiển thị thông qua các website, mẩu quảng cáo trực tuyến hoặc các chiến dịch marketing.
Loại công việc thứ 4: KINH DOANH (Sales)
- Vai trò chính: Bán những gì mà một nhân viên kinh doanh hay đại diện bán hàng sẽ bán. Vì thế, chúng đạt hiệu quả nhất ở những nơi mà khách hàng dễ tiếp nhận nhất. Đó có thể là trong các cửa hàng, trên website hoặc thông qua điện thoại.
- Vị trí: Giống như Web Developer.
- Yêu cầu tương tác vật lý: Vẫn còn có nhiều quy trình bán hàng đòi hỏi sự tương tác cá nhân, thương lượng và chốt đơn hàng. Tuy nhiên, theo sự phát triển của công nghệ, ngày càng nhiều khách hàng ưa thích trải nghiệm mua sắm trực tuyến hơn.
- Hình thức giao tiếp: Nhân viên bán hàng dựa vào kỹ thuật và việc xây dựng mối quan hệ. Trong quá khứ, họ thường học cả nghệ thuật ăn nói và hiểu biết về nhu cầu khách hàng. Các kỹ năng này đến nay vẫn rất hữu ích, và thậm chí còn tạo ra nhiều hiệu quả không ngờ khi áp dụng vào vai trò bán hàng trực tuyến.
- Giao tiếp lý tưởng: Đã có rất nhiều hoạt động kinh doanh ngày nay được thực hiện trên nền tảng trực tuyến, vì thế có thể nói rằng phương thức giao tiếp bán hàng lý tưởng nhất hiện nay là sáng tạo nội dung. Điều này có nghĩa là các hình thức: emai, website, chat và ứng dụng nhắn tin được ưu tiên.
- Kết quả đầu ra: Bạn có thể đo kết quả bán hàng theo doanh số, đơn hàng, lời đánh giá, khả năng lặp lại đơn hàng,… Việc bán hàng từ xa thực sự khiến cho những thứ này trở nên dễ theo dõi hơn.
Bán hàng là hoạt động nhắm tới các đối tượng cụ thể. Tuỳ thuộc vào khả năng, nhiều người đã phụ trách vai trò bán hàng từ xa rất tốt.
Loại công việc thứ 5: DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG (Customer Service)
- Vai trò chính: Vì đây là công việc tồn tại nhằm để giải quyết các vấn đề cho khách hàng nên chúng sẽ hiệu quả nhất khi bạn giao tiếp với khách hàng ở nơi họ muốn.
- Vị trí: Khách hàng có thể ở bất kể đâu, công việc dịch vụ khách hàng ít nhất phải có khả năng hỗ trợ cho khách hàng ở bất kỳ đâu.
- Yêu cầu tương tác vật lý: Tuyệt đối không. Một minh chứng cụ thể nhất chính là các Amazon’s Help Center. Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng của họ có mặt khắp nơi trên toàn thế giới, nhưng đã làm rất tốt việc giải quyết vấn đề cho khách hàng trên Amazon.
- Hình thức giao tiếp: Dịch vụ khách hàng thường được thực hiện thông qua điện thoại. Tuy nhiên, gần đây, chúng ta có thể ghi nhận nhiều thức gửi phản hồi phổ biến khác như thông qua email, mục trò chuyện trên website hoặc fanpage công ty.
- Giao tiếp lý tưởng: Hình thức chat đuợc bình chọn là có thể hỗ trợ giao tiếp nhiều nhất. Các cuộc trò chuyện diễn ra trên mọi thiết bị, với thời gian thực, không cần to tiếng với nhau cũng như không buộc phải tìm hiểu xem khách hàng đang phàn nàn điều gì.
- Kết quả đầu ra: Được đo bằng số lượng trường hợp khách hàng hài lòng và báo cáo khảo sát sau khi bạn hỗ trợ họ. Tất cả thông tin cần thiết này đều được lưu trữ trực tuyến.
Nguồn hình: Freepik