6 lỗi lớn trong việc định giá

Lượt xem: 16,156

Cơ cấu định giá thích hợp giúp công ty tăng doanh số bán và xây dựng được lòng trung thành của khách hàng. Cơ cấu giá sai sẽ làm cho doanh nghiệp vất vả trong việc phục vụ khách hàng và thu được lợi nhuận. Khi bạn cần quyết định mức giá cho sản phẩm và dịch vụ của bạn, hãy tránh xa những lỗi thông thường trong việc xác định giá dưới đây.

6 lỗi lớn trong việc định giá

Bán hạ giá:

Để xác định được mức giá thục tế, bạn cần phải biết được tất cả các chi phí trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ. Nó rất dễ để theo dõi được các chi phí như giá thành của các bộ phận và vật phẩm phụ trợ cũng như các chi phí hữu hình liên quan tới kỹ năng và kiến thức của bạn. Một số chủ doanh nghiệp định giá sản phẩm mà không tính đến các chi phí này. Họ có thể quên không cộng thêm những chi phí ban đầu như dịch vụ hay tiền thuê nhà hay cảm thấy khó có thể tính được khoản chi phí cho thời gian họ bỏ ra cho sản phẩm. Một cách tiếp cận mà các doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để xác định mức phí phù hợp cho sự phục vụ của họ là định lương theo giờ cho dịch vụ. Và rồi nhân con số này với tổng số giờ cần thiết để hoàn thành một công việc để xác định giá toàn bộ cho dự án.

Theo các đối thủ cạnh tranh:

Cơ cấu định giá của bạn mà phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh thì rất nguy hiểm bởi vì các chi phí mà đối thủ cạnh tranh sử dụng để tính toán giá cả thì có rất ít mối quan hệ với các chi phí của bạn. Họ có thể mua vật phẩm phụ trợ đắt hơn hay rẻ hơn bạn, mua công nghệ khác, và sử dụng nhiều hay ít kinh phí hơn cho marketing. Điều đó có nghĩa là bạn phải biết đối thủ cạnh tranh định ra bao nhiêu để có thể khẳng định rằng giá thành sản phẩm của bạn là hợp lý trên thị trường. Nếu bạn nhận thấy rằng các con số của bạn thấp hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh, kiểm tra lại xem bạn có quên không đưa chi phí nào vào trong phương trình tính giá hay không.

Cạnh tranh bằng giá:

Ý tưởng coi định giá là biện pháp duy nhất để đánh gục đối thủ cạnh tranh là một ý tưởng không vững chắc. Bạn có thể thu hút được khách hàng bằng cách này, nhưng có lẽ họ sẽ không phải là khách hàng trung thành của bạn. Nếu chi phí thấp hấp dẫn họ đến với doanh nghiệp của bạn, họ có thể bỏ công ty bạn khi có sự lựa chọn khác với chi phí thấp hơn. Một biện pháp tốt hơn là phân biệt doanh nghiệp của bạn với các doanh nghiệp khác theo các cách khác ví dụ như, dịch vụ khách hàng tốt, các đặc điểm của sản phẩm được cải tiến hay chất lượng tốt hơn.

Chờ đợi quá lâu để tăng giá:

Lượng cầu hàng hoá tăng hay tăng chi phí cho các vật phẩm phụ trợ buộc bạn vào tình thế phải quyết định có tăng giá thành sản phẩm hay không. Một số chủ doanh nghiệp tránh tăng giá vì họ sợ khách hàng sẽ phản ứng tiêu cực. Trong nhiều trường hợp, tăng giá đều đặn là một chiến lược tốt hơn, tăng giá ít nhiều lần sẽ tác động đến khách hàng ít hơn là một lần tăng giá nhiều. Nói cách khác, một lần tăng giá 10% sẽ gây tác động tiêu cực hơn là hai lần tăng giá 5%.

Giảm giá mà không thay đổi việc phân phối hàng:
Một số khách hàng có thể cố gắng tìm cách để có lợi hơn trong giao dịch với doanh nghiệp bạn. Điều này có thể đẩy bạn vào tình thế khó khăn, đặc biệt nếu bạn điều hành một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Giao hàng cho một đơn đặt hàng đã được thoả thuận với giá thấp hơn có thể tình cờ đã truyền đi một tin rằng giá ban đầu của bạn là quá cao, và tất cả các công việc kinh doanh trong tương lai đều có thể thương lượng về giá. Một biện pháp tốt hơn là chấp nhận giá thấp hơn nhưng thay đổi các điều khoản giao hàng một chút. Ví dụ, nếu bạn thương lượng giá cho việc lắp đặt kỹ thuật trong vòng ba tháng, bạn có thể chấp nhận chi phí cho dự án thấp hơn nếu số lượng các cuộc gặp trong tuần giảm xuống hay các báo cáo hàng tháng được tinh giản. Một sự lựa chọn khác phù hợp cho các đơn đặt hàng lớn là giảm giá do mua số lượng lớn.

Định giá ngẫu nhiên:

Một số khách hàng luôn đòi hỏi phải diễn giải cơ cấu định giá của bạn được hình thành như thế nào, do vậy bạn có thể điều chỉnh mức giá bạn định ra. Hơn nữa, nếu bạn không biết chính xác các chi phí có liên quan tới giá thành của bạn như thế nào, sẽ khó cho bạn khi nào là đúng thời điểm để bạn điều chỉnh mức giá.

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: 

Tìm việc làm | Auditor | Kỹ sư xây dựng | Tuyển tài xế | công việc trực page tại nhà | tuyển dụng co op mart | tuyển lái xe hải dương | tuyển nhân viên kho tại hà nội | tìm việc làm tại quế võ bắc ninh | vinpearl nha trang tuyển dụng | katinat tuyển dụng

job tags/ skills:

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay