8 cách để duy trì cân bằng giữa công việc và đời sống thường ngày

Lượt xem: 14,833

Bạn đang stress vì quá tải trong công việc? Bài viết này dành cho bạn.
Bạn đang phải làm việc tại nhà vì ảnh hưởng do dịch? Bài viết này dành cho bạn.
Bạn không biết phải làm gì nếu không có công việc? Bài viết này dành cho bạn.
Cho đến thời điểm này, hậu quả của dịch COVID-19 vẫn khiến nhiều doanh nghiệp chưa vực dậy được, và nhiều nhân viên công sở hoặc phải duy trì làm việc tại nhà, hoặc nghỉ không lương, buộc phải chuyển sang kinh doanh nhỏ tại gia. Và để tránh biến “làm việc tại nhà” trở thành làm việc 24/7 hoặc để việc nhà ảnh hưởng các công việc chính thức, bạn sẽ cần phải tạo ranh giới giữa công việc và cuộc sống đời thường.

Tạo một không gian riêng biệt
Có được một không gian riêng chỉ dành cho công việc là một điều tuyệt vời. Nếu bạn đủ may mắn để có một phòng làm việc riêng, thì việc còn lại là giữ cho không gian này đủ ngăn nắp, chuyên nghiệp để chính bạn cũng có tâm trạng làm việc.

Nếu bạn không có phòng làm việc trong nhà thì các giải pháp sau có thể hiệu quả:
Sử dụng phòng khách
Phòng khách thường là nơi có nhiều ánh sáng, bàn ghế sẵn sàng, hoặc ít nhất là có không gian rộng và ít tính riêng tư nhất.
Tại sao không chuyển nó thành phòng làm việc tạm thời?

Sử dụng sân thượng
Nếu bạn có một sân thượng/ ban công để trống thì đây là lúc để tận dụng không gian rất chill này. Một lớp kính cách âm sẽ ngăn cách nơi làm việc và sinh hoạt, giảm bớt tiếng ồn ào trong nhà. Nhất là mùa đông, nếu đầu tư thêm một chiếc ô đế lệch tâm - chuyên dùng ở các quán cà phê, thêm một cốc cà phê nóng hổi, là bạn có thể thấy thoải mái rồi. Tất nhiên, cũng giống như khi ngồi làm việc ở quán cà phê ngoài trời, bạn nhớ giữ ấm nhé.

Sử dụng một phòng khác không liên quan đến khu thư giãn chính
Nếu bạn sống trong một không gian hẹp, bạn chỉ cần xác định nơi dùng để làm việc khác với khu vực thư giãn chính.
Ví dụ, bạn thường nghỉ ngơi trong phòng ngủ, vậy bạn nên làm việc trong phòng khách hoặc phòng bếp. Dù đây không phải là sự lựa chọn lý tưởng, nhưng ít nhất bạn cũng tránh được cám dỗ bỏ dở công việc để ngả lưng.

Thay đổi cách bố trí trong phòng
Nếu bạn sống trong một căn hộ dạng studio - nơi mà các sinh hoạt đều trong một không gian chung, thì khó áp dụng các biện pháp trên.
Thay vì thế, biến đổi cách bố trí căn phòng sẽ tạo cảm giác thay đổi không gian, khiến ta cảm thấy như đang ở một nơi làm việc mới. Ví dụ, bạn chỉ có một chiếc bàn quay vào tường, hãy xoay bàn 180 độ để nó đối diện với cửa sổ khi làm việc.

Cất đi mọi vật dụng liên quan đến công việc
Khi bạn đã làm xong công việc của ngày hôm nay, cất đi mọi vật dụng liên quan đến công việc. Thế là ta chuyển sang mood “sinh hoạt”.
Như mọi người vẫn nói: “xa mặt, cách lòng”. Cất đi laptop và sổ sách khi hết giờ làm việc - thói quen đó vào mỗi chiều sẽ kích thích não bộ nghỉ ngơi. Sau tất cả, bạn xứng đáng có thời gian tận hưởng khoảng thời gian không liên quan đến công việc.

Đặt ra giới hạn rõ ràng
Trường hợp cả công ty cần làm việc ở nhà, và sếp, đồng nghiệp đều biết bạn đang làm việc ở nhà và không đi đâu cả. Nhưng chỉ vì bạn dễ dàng sắp xếp họp trực tuyến không có nghĩa là bạn nên thường trực online 24/7.

Đặt ra giới hạn rõ ràng cho bản thân là điều quan trọng thiết yếu đảm bảo rằng bạn có thể hoàn toàn nghỉ ngơi vào cuối ngày. Vào giờ phù hợp, đăng xuất khỏi mọi app làm việc đã cài trên điện thoại. Email nhận được sau 11 giờ đêm cũng nên để sáng hôm sau hãy phản hồi trừ trường hợp khẩn cấp.

Tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng
Cho dù làm việc ở nhà, có thể bạn vẫn đặt ra hoặc nhận được danh sách nhiệm vụ rất dài. Vì vậy, hãy tập trung vào nhiệm vụ quan trọng để tránh tình trạng giờ làm việc dây dưa suốt cả ngày.

Phân đầu việc theo 4 cấp độ:
- Gấp và quan trọng
- Quan trọng nhưng không gấp
- Gấp nhưng không quan trọng
- Không gấp và không quan trọng
Tập trung năng lượng của bạn vào mục đầu tiên, và đừng phí thời gian vào mục cuối cùng. Bằng cách này, bạn có thể cải thiện kết quả/ doanh số so với tài nguyên bỏ ra.

Cuối cùng
Dù việc kết nối đội nhóm hoặc doanh thu mỗi ngày là rất quan trọng, thì một cuộc sống cân bằng giữa làm việc - sinh hoạt sẽ giúp bạn đạt được nhiều năng suất và có tâm trạng làm việc lâu bền hơn.
CareerViet hy vọng những chiến lược trên sẽ giúp bạn giữ được tinh thần làm việc cho đến khi tình hình kinh tế nói chung và công việc của bạn nói riêng trở nên khả quan hơn.

Bài viết khác

Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!

Xem thêm

ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!

Xem thêm

Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!

Xem thêm

FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!

Xem thêm

Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?

Xem thêm

Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay