Bạn có cần thêm một chút áp lực?

Lượt xem: 29,786

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Logistics, developer hay lập trình viên là những công việc rất áp lực. Nghe có vẻ chẳng dễ chịu nhưng thực tế không phải mọi căng thẳng (stress) đều gây hại. Điều này không có nghĩa rằng cảm giác quá tải hay mệt mỏi trong công việc đáng bị phớt lờ, bởi nó thực sự là vấn đề. Tuy nhiên, nếu biết cách vận dụng tốt thì một số sự căng thẳng có thể dẫn dắt hiệu suất công việc hết sức hiệu quả.

Không cần nhắc nhở thêm, chúng ta đều biết rằng quá nhiều áp lực sẽ gây ảnh hưởng xấu lên sức khoẻ và kết quả công việc thế nhưng nhiều người vẫn chưa biết rằng nếu biết cách tận dụng và kiểm soát mức độ căng thẳng nhất định trong công việc thì điều đó hoàn toàn có thể mang lại lợi ích không ngờ cho bản thân. Hãy cùng CareerViet.vn tìm hiểu thông tin về một số loại căng thẳng khác nhau mà bạn nên trải nghiệm và bí quyết để giữ sự cân bằng một cách khéo léo nhất nhé!

Tạo thêm căng thẳng cấp tính (acute stress) cho công việc

Nghiên cứu từ Đại học California - Berkeley đã gợi ý về một số căng thẳng thực sự có ích. Năm 2013, những nhà nghiên cứu đã thử nghiệm bằng cách đưa tế bào gốc trong não của chuột lên các giai đoạn căng thẳng đáng kể nhưng ngắn ngủi (hay còn gọi là căng thẳng cấp tính) khiến chúng tạo ra các tế bào mới. Hai tuần sau, khi những tế bào mới này đã trưởng thành thì kết quả cho thấy sự tỉnh táo, trí nhớ và khả năng học tập của chuột được cải thiện.

Các nhà nghiên cứu đúc kết rằng căng thẳng cấp tính có thể giúp não giữ sự tỉnh táo, và theo đó tạo ra mức độ cân bằng tốt hơn cho hiệu suất làm việc. Từ quan điểm tiến hóa, kết luận này có ý nghĩa: Sự căng thẳng giúp động vật thích nghi và tồn tại, và tác động này cũng có giá trị không kém với con người hiện đại. Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học tại UC San Francisco đã phân tích mức độ tác động trên tế bào ở người. Kết quả chỉ ra rằng trong khi căng thẳng mạn tính có thể gây hại, những đợt căng thẳng cấp tính lại giúp não bộ có sức bật và tạo điều kiện để hình thành nên khả năng chịu đựng áp lực.

Hiểu được điều cốt lõi đơn giản rằng sự căng thẳng không hoàn toàn xấu, nó vẫn chứa đựng ý nghĩa tích cực đối với người đi làm trong công việc: Tự thúc đẩy bản thân tiến lên và giúp hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ; Đẩy nhanh tiến độ bàn giao thực hiện bản thuyết trình; Động lực để cố gắng giành lấy một khách hàng quan trọng; Hoặc đáp ứng tuyệt đối thời hạn của mọi dự án… Chỉ cần ghi nhớ rằng, trong mỗi sự căng thẳng phải có giới hạn về thời gian, tần suất, mức độ để thôi thúc mỗi người trở nên mạnh mẽ hơn, có khả năng đương đầu khó khăn hơn nhưng vẫn vừa phải để không nguy hiểm sức khoẻ hoặc rút cạn sinh lực.

Khi căng thẳng trường diễn (chronic stress) giành quyền kiểm soát

Chúng ta cùng đồng ý rằng một chút căng thẳng là tốt, nhưng không phải tất cả các loại căng thẳng đều mang lại cùng kết quả tích cực. Căng thẳng quá mức sẽ tác động tiêu cực đến sức khoẻ và hạnh phúc, và đó chính xác là những gì căng thẳng trường diễn (mạn tính) có thể gây ra.

Như Mayo Clinic giải thích, khi chúng ta cảm thấy căng thẳng thì các hormone bao gồm adrenaline và cortisol được giải phóng. Một khi sự kiện căng thẳng kết thúc, mức hormone sẽ trở lại bình thường. Nhưng nếu ta liên tục cảm thấy căng thẳng, hệ thống phản ứng vẫn hoạt động không ngừng, điều này có nghĩa là hormon của chúng ta duy trì ở mức không lành mạnh trong khoảng thời gian dài. Căng thẳng mạn tính tác động lên mọi hệ thống của cơ thể, bao gồm các hệ hô hấp, tim mạch, và nội tiết. Theo Hiệp hội Tâm lý Mỹ, điều đó có thể dẫn đến những thay đổi như thèm ăn, mất ngủ, hoảng loạn và hen suyễn, suy tim, tăng cân, cùng các bệnh khác nữa.

Có thể nói sự căng thẳng thúc đẩy người lao động phát triển, nhưng nếu nó phát triển quá mức thì lại trở nên nguy hiểm. Khi căng thẳng mạn tính ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ nhân viên, nó còn tổn thương cả “sức khoẻ” của toàn doanh nghiệp và gây thiệt hại đáng kể về mặt thời gian lẫn chi phí. Vì thế thách thức chính là tìm được sự cân bằng. Dưới đây là một vài gợi ý để làm điều đó:

  • Tự đặt ra thử thách khó khăn nhưng khả thi

Khi đã trở nên thoải mái với công việc thường lệ mỗi ngày, đó là lúc bạn cần được đẩy ra khỏi “vùng an toàn” với những trách nhiệm mới. Những nhiệm vụ không quen thuộc có thể tạo ra lượng căng thẳng hợp lý, giúp bạn đối mặt với thách thức mới và tìm hiểu những điều mới mẻ.

Tuy nhiên, nếu nhận nhiệm vụ mới thì bạn cần được loại bỏ một số trách nhiệm cũ đã làm tốt. Nếu không, cảm giác quá tải sẽ đưa bạn đến trạng thái căng thẳng mạn tính. Người quản lý không cẩn thận kiểm soát khối lượng công việc thì quyết định “kéo căng sức” khi phân bổ trách nhiệm cũng có thể khiến bạn bị cạn kiệt năng lượng và giảm hiệu suất làm việc.

  • Nhận một nhiệm vụ lớn trong một khoảng thời gian nhất định

Bạn cần nắm rõ rằng các nhiệm vụ lớn mà cấp trên giao phó phải luôn thật cụ thể. Bất kể dự án là gì, dẫn dắt cuộc họp, giới thiệu sản phẩm mới, thuyết trình một sáng kiến với nhà đầu tư… đều cần chỉ định rõ ràng và trong khả năng cố gắng của bạn. Bởi vì bằng cách này, bạn mới có thể nắm rõ các ưu tiên và những gì cần tập trung.

Kỳ vọng không rõ ràng có thể là căng thẳng cực lớn. Tập trung vào một mục tiêu tại một thời điểm giúp chúng ta nhận thức thấu đáo việc phải làm và cho phép đặt ra các mục tiêu thực tế để hoàn thành chúng. Đồng thời, một chút căng thẳng nho nhỏ trong mỗi dự án mới sẽ thúc đẩy hiêụ quả và giúp bạn nâng cao kỹ năng.

  • Nhân viên được giao quyền kiểm soát

Rất nhiều người thường cảm thấy rằng họ không có đủ quyền kiểm soát thời gian để hoàn thành công việc, và cảm giác căng thẳng thường xuyên có xu hướng làm trầm trọng thêm vấn đề. Khi sếp liên tục thay đổi những mục tiêu ưu tiên, bạn sẽ phải chật vật nhiều để bám theo tiến độ và liên tục chống chọi với cảm giác căng thẳng.

Để giải quyết, bạn cần khéo léo trao đổi để cấp trên đặt ra cho mình những mục tiêu và thời hạn thực tế. Điều này không có nghĩa là bỏ hoàn toàn khái niệm thời hạn – thời gian biểu sẽ góp thêm một chút căng thẳng tạm thời hữu ích cho hiệu suất công việc. Quan trọng nhất là mọi người được đưa ra ý kiến về một thời hạn phù hợp. Giải pháp này giúp kiểm soát mức căng thẳng nhằm đảm bảo đủ áp lực tạo ra hiệu quả chứ không áp đảo tâm lý.

Trầm cảm mạn tính đang tràn lan khắp các ngóc ngách văn phòng nên rất cần những sự nỗ lực và đổi mới của người lao động nhằm nhanh chóng tạo ra môi trường làm việc lành mạnh hơn. Bạn cần nhận lấy những thách thức mới nhằm khám phá tiềm năng và vươn tới thành công cao hơn. Lúc này, loại bỏ căng thẳng ra khỏi công việc không phải là giải pháp khả thi, việc bạn cần làm là giảm tải áp lực đúng cách. Đặc biệt, hãy luôn nhớ rằng sẽ có khá nhiều khó khăn nhưng bạn hoàn toàn có thể đạt được sự cân bằng khi áp dụng những lời khuyên trên.

(Nguồn ảnh: Internet)

Bài viết khác

Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!

Xem thêm

ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!

Xem thêm

Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!

Xem thêm

FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!

Xem thêm

Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?

Xem thêm

Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay